Hoàng Quốc Hải- NGUYỄN TRƯỜNG VỚI TRUYỆN NGẮN “KHAI KHẨU”

0
61

NGUYỄN TRƯỜNG VỚI TRUYỆN NGẮN “KHAI KHẨU”
. .

Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tiểu thuyết lịch sử là sự giải mã lịch sử :: Suy  ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com

.                                                                Nhà văn  Hoàng Quốc Hải
..     Cách đây hơn 20 năm, nhà văn Nguyễn Trường cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Mộng đế vương khá ấn tượng. Sách có độ dài khoảng 300 trang, viết về ông Đạo Dừa và dòng đạo của ông. Dòng đạo đó có những bước thăng trầm, và dường như đã khô héo, ngay cả ông Đạo Dừa cũng đã khuất núi từ lâu. Vậy mà bỗng nhiên nó được hé mở trong truyện ngắn Vương quốc mộng mơ, và rồi sau đó cùng với hai truyện ngắn nữa là Quàtăng tương lai và Mùa thanh long viết về các đề tài khác, đã chiếm ngôi đầu bảng của cuộc thi truyện ngắn năm ấy của báo Văn nghệ
Chưa hết bất ngờ lại tiếp luôn một truyện ngắn nữa, truyện Khai Khẩu đăng trên Văn nghệ số 35 – 36 nhân Quốc khánh 2/9. Khai khẩu tựa như truyện phục sinh. Tức ông Đạo Dừa được sống lại. Thật vậy, Khai Khẩu đậm chất ông Đạo Dừa. Ông Đạo Dừa thế tục có thế danh Nguyễn Thành Nam. Nguyễn Thành Nam là Phật tử xuất gia tại Nguyên Thỉ tự. Nam giữ nghiêm giới luật, chịu khó học hành kinh kệ, chăm chỉ làm bất cứ công việc gì trong chùa, anh được sư phụ tin yêu.
Một hôm Nguyễn Thành Nam bắt chước người xưa, đi thám hiểm hang sâu “khi tu sĩ trở lên thì lạ quá, tu sĩ mặc bộ cà sa còn mới nguyên, cổ đeo con bạch tượng, tay phải đeo lắc tám mặt bằng vàng mười, khắc chữ Nam Quốc Sơn, tay trái đeo đồng hồ bát quái. Có thể tu sĩ cũng gặp được cõi tiên phật chăng? Tu sĩ cũng tịnh khẩu làm nhiều người thắc mắc hỏi Nam: – Ông tịnh khẩu là có tích gì?
Nam trả lời bằng bút đàm: “ Bần đạo tịnh khẩu là để tâm vắng lặng thì trí sáng suốt khiến bần đạo hiểu được cõi người và cõi trời”.
Mười bốn năm sau, dường như đã đắc đạo quả, ông Đạo Dừa thấy cần phải khai khẩu để truyền đạt những điều mà ông đã linh thị được từ cõi siêu nhiên, cho người đứng đầu quốc gia, để ngài vận hành vào việc trị bình, ngõ hầu đem lại hạnh phúc cho muôn dân, tránh rủi ro, tai họa cho dân lành. Thế là ông Đạo Dừa bèn bút lệnh cho đệ tử Diệu Thúy tìm cách thông đạt ý nguyện của ông, để ông được diện kiến ngài đương kim tổng
thống. Và chỉ khi gặp được ngài tổng thống, ông mới khai khẩu…
Mười bốn năm tịnh khẩu, thân tâm ông Đạo Dừa tinh khiết và trong sáng như một tấm kính pha lê. Ông linh thị được điều ích nước lợi dân, mong dâng lên người có trách nhiệm cao nhất nước, để ngài khai triển. Đó là hạnh nguyện cao nhất của một bậc chân tu.
Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam diện kiến Ngô tổng thống. Sau mười bốn năm ông chưa nói một lời, mãi rồi tiếng nói của ông cũng bật ra:
– Bần đạo tham thiền nhập định nên biết được cơ trời, hôm nay xin được khai khẩu với tổng thống hai điều “Chiến tranh sắp xảy ra, bắt đầu từ mảnh đất dưới chân tổng thống”. Còn điều thứ hai là “Thua dân thì còn, thắng dân thì mất”.
Mười bốn năm tham thiền tịnh khẩu, dồn hết tâm lực, trí lực vào cõi hư không tịch tĩnh để thu về đúng 22 từ minh triết, dâng cho người đứng đầu đất nước, hầu mong giúp cho đất nước được yên trị. Tuy nhiên, Tổng thống Ngô Định Diệm không giải mã được chân ngôn do chân nhân truyền lại… Đến khi quân đảo chính nổi dậy, ông ta trốn chạy và chờ bị bắt mới ngộ ra điều ông Đạo Dừa khai thị: “Thua dân thì còn, thắng dân thì mất”.
Khai Khẩu là một truyện ngắn viết rất khéo. Độc chiêu nằm ngay ở tên truyện. Xin nhắc lại, với bút pháp hiện thực hư ảo, tác giả dẫn người đọc vào một trận đồ bát quái, để họ tự khám phá, tự tìm lấy lối ra một cách đầy hứng thú. Chủ đề của truyện, thực ra nằm gọn trong tám chữ “Thua dân thì còn, thắng dân thì mất”.
.      Đó là lời khuyên, lời cảnh báo cho mọi kẻ cầm quyền sa vào hố độc tài ở mọi thời đại.
.      Bút pháp hiện thực hư ảo rất lợi hại, nhưng không phải ai cũng dùng được nó. Bậc thầy của bút pháp này là nhà văn Nguyễn Dữ thế kỉ thứ XVI. Tác phẩm bất hủ của ông còn truyền lại là Truyền kỳ mạn lục…

Hoàng Quốc Hải

BÌNH LUẬN