Ký ức MIỀN CHÂN SÓNG – Tiểu thuyết , ch.7 & 8 – Hương Nhu & Tố Hoài

0
764

                             K ý  ư c  MIỀN CHÂN SÓNG

.                                                         Tiểu thuyết
.                                                              của
.                                             
HƯƠNG NHU & TỐ HOÀI

.     KY-UC-MIEN-CHAN-SONGKY-UC-MIEN-CHAN-SONG Ký ức MIỀN CHÂN SÓNG - Tiểu thuyết , chương 1 & 2 - Hương Nhu & Tố Hoài KY UC MIEN CHAN SONGTruyện bắt đầu từ tình yêu học trò, trong một lớp học của trường Phổ thông cấp 3 Hải Hậu (nay là trường THPT A Hải Hậu), huyện miền biển Nam Định, với một không gian chiến tranh chống Mỹ.
.    Truyện còn phản ảnh một khía cạnh hiện trạng tồn tại của cuộc sống xã hội nông thôn miền Bắc:Giá trị nhỏ nhoi mà những người vợ đã được gọi là giải phóng phụ nữ

                                             CHƯƠNG 7

.                           KẺ BẮT CÁ HAI TAY

.    Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh chuyển thương binhQuảng Trị không gọi là vùng trọng điểm nữa. Người ta gọi là mũi nhọn của cuộc chiến. Ngày đầu cuộc đấu tranh chống lại chế độ anh em Ngô Đình Diệm thì nhà thiết kế chiến lược quân sự, cha đẻ công nghệ chiến tranh Robert Mc Namara đã cho ra hàng rào điện tử chống cộng. Nó đặt ở nơi đối đầu không chỉ của hai quốc gia, mà Mỹ chủ chiến. Đó là sự đối đầu thử thách của hai chế dộ, của hai phe. Song sức mạnh chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình tự do trên thế giới, không những phá đi cái quốc sách ấp chiến lược của Ngô Đình Diệm mà còn bóc từng mảng hàng rào điện tử Mc Namara.
.     Rồi chuẩn bị cho cuộc chiến, Tổng thống Mỹ, J.F.Kenedy đã bật đèn xanh. Tiếp theo, Lyndon Johnson đem chất độc Dioxin được đánh dấu màu Cam, loại vũ khí hóa học che đậy bằng lá bùa giúp canh nông diệt cỏ, ào ạt rải thảm khắp miền Nam Việt Nam. Quảng Trị là cái thùng để máy bay Mỹ trút chất độc Dioxin xuống đó.
.     Bom đạn và chất độc hóa học Mỹ từ phía bên kia Thái Bình Dương đem đến gieo rắc xuống đây với ý đồ hủy diệt. Sự hủy diệt hiện ra trước hết, cả thảm rừng xanh thẳm từ biên giới Việt -Lào tới bờ biển Đông không còn xanh nữa. Từ cây to cổ thụ đến cây nhò non tơ đều bị úa vàng tàn rụi, cháy đen. Những cây xanh đến nghìn năm cao ngất ngưởng chọc trời, nay bị đen thui, chĩa lên trời như bàn tay xin cầu cứu. Rừng già ken dày là thế nay bị chém ngang thân, đổ gãy xơ xác huếch hoác lộ ra nhiều mảng đất bazan rướm máu căm hờn.
Mỹ đã nhằm ngăn cản bàn chân người Việt, ngăn cản bước chân quân Giải phóng miền Nam. Ngăn cản sự chi viện hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ.
Song tất cả những mưu đồ ác độc đó làm sao có thể ngăn cản được ý chí con người. Làm sao có thể ngăn cản được sức mạnh lòng yêu nước bốn ngàn năm của dân tộc Việt chung sức chung lòng để chống ngoại xâm. Bởi vì hàng ngày luôn luôn có đoàn quân Thanh niên Xung phong tình nguyện nâng từng bước quân hành, từng bánh xe lăn chở hàng chi viện chiến trường. Trong đoàn quân đó có Mai.
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh thanh niên xung phong lấp hố bom quảng tri    Nhiệm vụ đội Thanh niên Xung phong của Mai là đảm bảo an toàn cung đường tuyến phía tây Quảng Trị. Hàng ngày họ lấp những hố bom địch đánh phá. Chỉ điểm để rà phá những trái bom rơi quanh ẩn tàng chờ hủy hoại cung đoạn đường này.
Hôm ấy sau trận ném bom thứ ba rải xuống đường tuyến, Mai cùng đồng đội ào ra lấp hố bom. Không lâu, lại có loạt bom phủ ngay lên loạt bom vừa dội xuống cách chỗ Mai đang quan sát không xa. Đứng trên điểm cao thoáng, Mai đếm rõ mồn một những trái bom đã nổ. Có một trái rơi ngay bên quả đồi bị bom Mỹ đánh làm trống trải vì cây xanh chưa kịp mọc lên. Trái bom đó nhất định chưa nổ – Mai nghĩ thế. Bom ngớt. Trong tay Mai sẵn có cọc tiêu, cô chạy ào tới nơi nghi ngờ để tìm dấu vết. Cô nhìn thấy một vùng toe toét đất mới, bám nham nhở trên cả vùng lá cây tướp táp vì bom. Tiến mấy chục bước, Mai đã nhận ra một hõm đất tụt xuống, tròn xoe. Bom nổ chậm! Trái bom đã bị hút sâu dưới lòng đất chờ nổ. Thực ra, không thể đoán chắc được thời gian bom nổ. Mai cắm chiếc cọc tiêu chỉ điểm chỗ bom rơi và co cẳng chạy cho xa. Nhưng cũng chỉ chạy được dăm chục bước chân thôi, một tiếng nổ chát chúa. Mai đã bị hất theo đà chạy, văng xa. Cô không còn nhớ cảm giác khi bị văng đi bởi mọi thứ đến nhanh quá. Và Mai cũng chỉ biết mình còn sống khi có tiếng nói như phào phào ở bên tai. Mai hỏi:
– Tôi đang ở đâu thế này đồng chí ơi?
– Đây là bệnh viện Quân Y đồng chí ạ. Đồng chí đang bị thương và đang được cứu chữa mà.
Mai nói qua hơi thở nặng nề:
– Hồng ơi! Hồng đâu rồi?
Hồng là bạn gái cùng quê thân nhất của Mai ở đội Thanh niên Xung phong cung đường này. Hồng cùng lên đường với Mai một ngày và cùng biên chế ở cùng đội tới nay. Hồng đã tới thăm khi Mai còn đang bất tỉnh. Hồng đã ngồi bên Mai hàng tiếng đồng hồ. Nhìn máu trong miệng Mai cứ rỉ chảy ra theo nước bọt mà lòng Hồng quặn lại. Cô ghé sát vào tai Mai gọi thầm trong nước mắt lã chã tuôn rơi và nỗi lòng đau xót, đoan chắc Mai khó có thể trở về.
Đồng chí nữ y tá quân y vui vẻ đáp:
– Đồng chí Hồng đã đến thăm, ngồi với đồng chí lâu lắm đấy. Nhưng đồng chí ấy về rồi.
Đầu óc Mai mông lung nặng chịch, lơ mơ không rõ được lời định trước. Tiếng của cô nữ quân y mềm mại thế mà chỉ vào tai Mai tiếng được, tiếng chăng.
– Hồng đâu? Hồng…ơi!
– Ngày mai Hồng đến!
Mai lại thiếp đi trong cơn nấc và nước dãi tứa ra kèm màu máu lờn lợt. Bác sĩ Quang đến. Nữ y tá trực nói:
– Báo cáo bác sĩ, bệnh nhân vừa nói được vài câu lơ mơ thì bị nấc!
Bác sĩ Quang khám bệnh, kiểm tra huyết áp, rồi ra y lệnh:
– Tiêm một ống trợ lực một ống cầm máu.và một chống nôn.
Rồi bác sĩ Quang hạ giọng nhờ vả:
– Đồng chí Ngọc ạ. Tôi phải cùng kíp phẫu đi tuyến trước tăng cường. Nhờ đồng chí giúp đỡ cas này. Đây là trường hợp chấn thương nội tạng rất nặng. Cần được theo dõi sát xao. Thương binh dễ xuất hiện các triệu chứng khác lạ, nguy hiểm đến sinh mạng. Vì thế khi phát hiện thấy, phải kịp thời báo ngay cho bác sĩ trực.
– Rõ!

.       Cũng mới hơn tuần lễ, Mai đã tỉnh hẳn. Những vết thương trầy xước ngoài da đã khô. Vài vết sát thương vào chân tuy rộng, nhưng chỉ là phần mềm và cũng đã bắt đầu thu miệng. Song chứng nhức đầu đột ngột xảy ra. Nhiều hơn là về chiều. Y tá Ngọc được bác sĩ Quang nhờ cậy săn sóc kỹ thương binh nên cô cũng chú ý hơn và còn dành thời gian chuyện với Mai. Mai thấy trong người thanh thản. Cô cố nhoai ra khỏi hầm, ngồi trước cửa hầm hóng gió, chờ cơm. Nữ y tá Ngọc đi qua thấy Mai, đon đả hỏi:
– Chị Mai hôm nay trông bảnh gái lạ. Chắc có điều gì đang vui phải không?
– Ừ, những vết thương khi vận động có đỡ đau hơn là vui rồi. Song thỉnh thoảng ho thì trong chất nhày cũng còn chút ít chất lờ lờ máu cá thôi.
Ngọc, tiện giờ nghỉ sau ca chiều, ngồi nán lại. Mai hỏi:
– Em ở tỉnh nào?
– Hà Nội, chị ạ. Còn chị?
– Hải Hậu!
Ngọc reo lên:
– Ồ vậy thì chị đồng hương với bác sĩ Quang rồi! Thảo nào, cái giọng Hải Hậu không lẫn vào đâu được.
Mai ngạc nhiên:
– Bác sĩ Quang nào?
– Bác sĩ Quang người rỏng cao. Lúc nào cũng kè kè cặp kính cận ấy.
Mai không thể nhớ ra bác sĩ Quang nào. Trong đầu Mai lờ mờ hiện ra một Quang, người yêu của Quỳnh. Nhưng lẽ nào Quang đã ra trường, và đã có mặt nơi đạn lửa ác liệt này? Thấy Mai chưa hình dung ra dáng hình người quen, nữ y tá cố gợi ý:
– Bác sĩ Quang trực tiếp điều trị cho chị, gửi lời thăm chị.
Mai chưa hẳn nhớ. Lời cô vẫn chậm rãi:
– Thế bác sĩ Quang đâu rồi?
– Vừa cùng kíp phẫu tăng cường cho tuyến trước đi sáng qua rồi, chị.
– Tiếc nhỉ?
– Vậy là chị chưa nhớ ra ai?
Đầu óc Mai còn đang ù ù, chưa hẳn minh mẫn:
– Bọn bạn học hồi Phổ thông cấp Ba, mình có người bạn cùng nhóm thân, tên Quang. Cũng học bác sĩ…Nhưng làm gì đã ra trường. Mà sao lại vào đây nhanh vậy?
– Thời chiến mà chị.
Mai gật đầu đồng tình như một thói quen:
– Ừ, có thể lắm chứ!
– Bác sĩ cũng mới ra trường. Nhập ngũ là vào luôn đây đấy chị. Vậy là có quen chị rồi.
– Chắc chỉ là đồng hương nên chuyện quan tâm là chuyện thường thôi…
Y tá Ngọc cười cợt, tiếp lời:
– Anh ấy cũng trạc tuổi chị….Em nói thế nghĩa là rất quen chị phải không?
Đầu óc Mai dần gỡ được bí bách nên tỏ ra ngần ngại chối:
– …Chứ có gì đâu!
Ngọc thanh minh:
– Không. Em nói vậy là, ở chiến trường gặp được đồng hương là quý. Có được người bạn cùng quê, còn có gì quý hơn. Chứ bác sĩ Quang như đang yêu…
– Yêu à? Mừng cho anh ấy.
– Em thấy Thảo rất mến bác sĩ Quang. Nhiều lúc hai người cập kè như là…là.
– Là gì?
– Là đôi .. à, như đang yêu ấy.
Mai bình thản:
– Tuổi ấy, quê mình con trai đã ríu rít lấy vợ.
– Nhưng sao nói anh ấy ở nhà có người yêu rồi?
– Còn thế nữa?
Y tá Ngọc cao hứng:
– Tên gì gì ấy nhỉ? À một loài hoa. Hoa Quỳnh thì phải.
Mai giật mình. Vậy thì có thể là Quang của Quỳnh rồi? Con tim Mai tự nhiên cũng thấy rộn ràng. Và ý tò mò trong Mai thúc giục cô phải hỏi cho nó có đầu có đuôi. Có đúng là Quang bạn mình không đã? Mà sao mới vào không lâu đã yêu người khác được rồi? Lẽ nào cặp đôi ấy không còn là Sam nữa? Lẽ nào Quang lại đi làm thế ư? Hay cái thói tham lam đàn ông đã xui khiến Quang bắt cá hai tay? Thời gian đã cho Mai kinh nghiệm. Cô bình tĩnh và thận trọng hơn trước sự việc tày trời này. Dù sao, trước tiên cũng phải, xác định bác sĩ Quang, người đó là ai?
– Mình cũng có người bạn tên Quang với cặp kính trắng. Nhưng Quang có cái răng hơi bị khểnh nữa cơ.
Ngọc cười như lắc lẻ, thỏa mãn với điều đã phán đoán:
– Không sai vào đâu được nữa rồi, bà chị!?
– Cũng có thể!
Mai muốn điều tra tình yêu của Quang từ ngọn ngành, nên gợi mở:
– Hồi ở nhà, mẹ Quang mong mỏi anh ta có vợ. Nên giục lấy vợ như giục đò. Biết tin này, chắc ở nhà vui biết mấy!
Lúc ấy, Ngọc mới nói gỡ ra:
– Chuyện chiến trường ý mà. Chắc yêu nhau cho vui thôi. Chứ biết sao được ngày mai thế nào…
– Bác sĩ Quang yêu tới mức nào rồi? Sắp cưới được chưa?
– Chiến trường nghĩ gì đến cưới với xin? Lỡ một người ra đi thì ở góa cả đời hay sao? Mà có khi lỡ với nhau, cái bụng to tướng… Eo ôi! Phải trốn theo đường tuyến mà ra bắc mất thôi…
Tiếng còi rúc lên khàn khàn như vịt đực, báo hiệu cơm. Nữ y tá vội vàng cáo lui. Vô tình để lại trong lòng Mai một cảm giác thẫn thờ nghi hoặc.
Điều nghi hoặc trong Mai cứ đeo đuổi suốt đêm. Lại đeo đuổi suốt một ngày. Cho đến tối, xe cứu thương đến đón chuyển Mai ra tuyến sau, Mai bỡ ngỡ quá. Từ hôm bị nạn đến nay không được gặp Hồng. Nay phát hiện ra Quang lại không nốt. Mà gặp không thôi thì đã đành, không lần này, lần khác. Nhưng chuyện về Quang yêu cô y tá Thảo nào đó thì chưa ngã ngũ thế nào. Mai đưa lý do với bác sĩ Y vụ và đồng chí quân y khoa Ngoại:
– Báo cáo… Tôi là Thanh niên Xung phong. Tôi sắp khỏi rồi. Đề nghị cho tôi ở lại đỡ thêm chút nữa tôi xin về Đội.
– Chuyển ra tuyến sau để giữ an toàn chung, đồng chí ạ. Địch đổ xuống đây, đồng chí bắn nhau với nó được không? Phải sơ tán nhanh, đồng chí đi bộ có theo kịp không?
– Tôi xin nán lại một hai ngày…?
– Không được. Phải giải phóng hầm hố cho thương binh nặng tới chứ?
– Tôi xin sẵn sàng nhường chỗ cho đồng đội. Nằm ngoài cũng được…
– Không được. Đây là chiến trường. Là mênh lệnh. Vì thế phải chấp hành nghiêm chỉnh. Ra tuyến sau, gần miền Bắc chi viện, có điều kiện phục hồi sức khỏe lại trả lại chiến trường chứ ra hẳn đâu mà… Đồng chí đừng làm khó cho chúng tôi.
Mai chỉ hơi an tâm một chút. Cô đành tiu nghỉu với ý định nhắn lại. Y tá Ngọc đến. Thấy Ngọc, Mai mừng mừng tủi tủi về câu chuyện lỡ dở hơn là phải chia xa. Mai nói trong ngậm ngùi:
– Muốn gặp bác sĩ Quang mà không có điều kiện mất rồi. Lúc nào cũng đột ngột, gấp gáp làm vậy!
Ngọc nói một câu cửa miệng:
– Thời chiến mà chị.
Mai tiếc nuối:
– Muốn viết cho bác sĩ Quang vài chữ mà không có mảnh giấy nào.
– Xe sắp lăn bánh rồi kìa.- Ngọc an ủy – Ta sẽ lại gặp nhau thôi mà.
Mai vội vã nắm tay Ngọc, ôm lấy Ngọc mà khóc nức nở. Không biết Mai khóc cho mình hay khóc cả cho Quỳnh nữa. Lời Mai ngập ngừng:
– Mai nhờ Ngọc gửi lời cảm ơn bác sĩ Quang. Và chúc Quang trong hạnh phúc mới, mà Quang đã chọn.
Bầu trời như đang kéo tấm rèm đen phủ lên mái rừng. Y tá Ngọc dìu Mai lên xe cho xe kịp chuyển bánh.

Hồng và bạn gái cùng đội Thanh niên Xung phong đến thăm Mai. Hồng nhằm hầm Mai nằm thẳng tới. Hồng ngơ ngác tần ngần mãi mới hỏi đồng chí bộ đội trong hầm đó ló đầu ra.
– Đồng chí gì ơi. Chị Mai có trong đó không?
– Không! À có đó. Em gái có vô không?
– Em là bạn cùng đơn vị với chị Mai, đến thăm chị ấy!
– Thì em gái cứ vô đi. Ngơi cái đã. Rồi muốn gặp Mai hay Đào, đều có cả.
– Em hỏi thật đấy mà. Chị Mai còn trong đó không?
– Thì anh cũng nói thiệt. Anh có giấu chị Mai em trong túi áo mô mồ. Không tin, coi ri!
Nói rồi đồng chí bộ đội lộn luôn túi ngực áo mình. Từ túi áo bật ra chiếc bật lửa Zippo, thường trang bị cho lính Mỹ, chắc là chiến lợi phẩm. Anh ta vồ ngay lấy, xoay xoay trong tay. Miệng như tôm tép nhảy:
– Úm ba la, ra cái chi, ra cái ni!
Tức thì, ngọn lửa bùng lên trong tay, phất phơ nguôi ngoai trong gió nhẹ. Tay chỉ vào ngọn lửa, miệng như miệng thày bùa:
– Trời ơi răng lại biến ra tâm hỏa thế ni? Em gái, vô mà coi ri. Cái ngọn lửa xanh ni là ngọn lửa lòng, hay còn gọi là ngọn lửa duyên. Âu là quả kiếp nhân duyên, cùng người một hội một thuyền đâu xa! Vậy chắc là có duyên nợ chi chi…
Trông động tác vui tếu, Hồng không thể giận, nhưng rất nóng lòng:
– Em không có đùa đâu. Vậy là chị Mai không có trong đó phải không?
– Thì em gái ơi, anh đã trả lời rồi đó. Em an tâm đi mồ. Mô có đó. Chị Mai em đã đến lỗ ni thì mần răng đi mô mà mất được?
Đến giờ phát thuốc trị bệnh cho thương bệnh binh. Y tá Ngọc vừa đi vừa rao:
– Mời các đồng chí chuẩn bị uống thuốc nhé.
Hồng mừng rỡ, bám ngay lấy Ngọc mà hỏi:
– Chào chị Ngọc. Em là Hồng, cùng đơn vị với chị Mai. Chúng em đến thăm chị Mai, chi Ngọc ạ.
Y tá Ngọc hướng về phía Hồng đon đả:
– Hồng à, nhớ ra rồi đấy. Chị Mai chuyển viện đêm qua rồi.
Hồng nói trong ngấn lệ:
– Chị Mai có sao không chị?
– Có sao đâu!
– Chị ơi. Mấy ngày qua chị biết đấy, giặc đánh phá dữ dội quá. Chúng em không có cả thì giờ để ăn cơm nữa. Mà em thì nóng lòng, nóng ruột. Hôm em tranh thủ sang, chị Mai bất tỉnh nhân sự cơ mà. – Tiếng Hồng xụt xịt – Chị làm phúc nói thật với em đi. Tình trạng chị Mai thế nào rồi? Chị ấy tỉnh chưa? Còn sống hay chết? Em là người cùng xóm với chị Mai. Không được gặp mặt thì em xem đống mồ của chị ấy. Đắp được hòn đất thôi, em cũng yên lòng!
Ngọc, miệng tươi tắn, giải thích:
– Này Hồng, hiểu lầm rồi. Tối qua tôi dìu chị Mai lên xe, chị còn gửi lời hỏi thăm bác sĩ Quang ở viện này. Đừng nghĩ thế. Tai hại lắm Hồng ạ.
Hồng bán tín bán nghi, năn nỉ:
– Thật không chị?
– Chuyện giữa cái sống và cái chết lúc này không thể đùa được. Chuyển ra tuyến sau, có điều kiện điều dưỡng tăng cường sức khỏe. Chỉ ngày một ngày hai rồi trở về đơn vị ngay thôi. Chiến trường đang cần sức người sức của. Trả lại chiến trường sức chiến đấu là nhiệm vụ của chúng tôi mà!
– Cám ơn chị. Em tin chị.

.                                          CHƯƠNG 8

.            CÂY SI NON GỤC NGÃ TRƯỚC NGỌN GIÓ LÀNH

.    QKết quả hình ảnh cho hình ảnh hành quân chiến trường chống mỹuỳnh sờ lên bụng. Cái thai đã nằm kín khắp lòng tay. Có lẽ xin việc khó khăn nguyên do là cái bụng này. Phải rồi, họ nhận vì công việc chứ đâu phải vì con người. Không trường nào muốn nhận một cô giáo bụng mang dạ chửa. Quỳnh chọn chiếc áo nịt gọn nhất để mặc. “ Mẹ xin lỗi con. Con chịu khó nằm chật chội một chút nhé, nghe con!” Mặc áo. Nịt chặt bụng. Quỳnh dắt xe ra đi.
.     Những ngày lọc cọc với chiếc xe đạp, long đong với từng quãng đường gai góc tưởng như phải bỏ nghề. Loay hoay mãi cô mới xin về được trường Phổ thông cấp 2, xa xôi hẻo lánh. Nghĩa Tân, xã thuộc vùng đất mới khai hoang phục hóa. Trường mới thành lập. Cái khó ấy đã làm nhiều người nản lòng xin chuyển đi nơi khác nên thiếu giáo viên. Quỳnh cần có chỗ dạy học. Một chỗ trú chân. Một nơi ẩn nấp. Tránh cả lưỡi dao cạo cứa cuộc đời nên hợp với cô. Tuy nhiên trường chỉ cách quê cô con sông rộng. Cách một con sông thôi mà sự khác biệt như sang một thế giới khác lạ hoàn toàn. Những mái nhà lá lưa thưa nép vào những cây non mới lớn. Vùng đất mới sớm nắng, chiều mưa. Sình lầy đất cát nhớp nhúa suốt ngày. Những người dân kia trông nhỏ nhoi là thế nhưng chứa đầy sức lực, đằm mình trong nắng mưa ngột ngạt, lầm lũi với đất với cây. Sức sống vươn lên ngun ngút tươi xanh từ những bàn tay bao dung ấy. Quỳnh đã tìm ra nơi đây sự mãnh liệt của nó. Cô nhủ thầm, ở đây, chính nơi đây, ta sẽ quyết tâm làm lại từ đầu. Kim chỉ nam cho mọi hành động là không cho phép mình dừng lại. Dừng lại nghĩa là tụt hậu là đánh mất mình.
Có lẽ người còn lại gần gụi là Thành. Những ngày đi xin việc khó khăn, Thành đã động viên đừng bỏ cuộc. Những lúc đôi chân rã rời như rụng, cái bụng quằn lên như đòi tranh đấu, Thành đã phải gò lưng guồng cho bánh xe quay đưa Quỳnh tới nơi xin việc. Nhiều việc khó, Quỳnh đã mạnh dạn hơn để nhờ, không bao giờ Thành từ chối. Ngày đầu tiên Quỳnh chuyển về đây dạy học cũng chỉ có mặt Thành. Niềm vui nhỏ nhoi đầu tiên này cũng có Thành nhân lên. Tình bạn thiêng liêng giữa Mai và Quỳnh đã chuyển hóa thành tình bạn cao cả giữa Quỳnh và Thành. Nhiều lúc Quỳnh đã phải thốt lên, Thành ơi mình rất quý yêu các bạn. Có Thành, Quỳnh càng nhớ tới Mai, thương Mai gian khổ mà mình phải vượt lên, trước hết vượt lên chính bản thân mình.

. Trong giấc ngủ phập phồng, hiện ra trong đầu Quỳnh những giờ phút vượt cạn vừa qua. Cái đau đứt ruột. Cái đau chỉ có làm mẹ mới thấu hiểu hoàn toàn. Đứng đã đau, ngồi lại càng đau. Cô vẫn như còn nhìn thấy mình mồ hôi vã ra như tắm. Tóc bết lại trước trán. Quỳnh gọi mẹ. Không thấy mẹ đến. Quỳnh gọi Quang. Không một âm thanh đáp lại. Rồi cảm giác một cái gì đó ào ra khỏi bụng. Bụng nhẹ bỗng bãng, lỏng lẻo. Tiếng reo ra rồi! Ra rồi! Tiếp, tiếng oa oa. Lại tiếng reo, con trai, con trai! Và lúc ấy Quỳnh nghĩ tới Quang. Quang mang gương mặt người chồng, vui mừng lẫn xót xa trước cái đau sinh nở. Quang lao tới với những nụ hôn lừng sóng…
Quỳnh giật mình. Miệng gọi như Quang vẫn ở đâu đây: Anh ơi, bế con trai của chúng mình đi! Anh đặt tên gì? Anh từ Trường Sơn ra, vậy gọi con là Trường Sơn nhé!
Có tiếng ồn ào vọng vào tai Quỳnh:
– Quỳnh à!
Quỳnh từ từ hé mắt. Trước mắt cô là Thành và mẹ. Thành kịp đưa mẹ cô sang ngay sau khi Quỳnh sinh nở.
– Thôi bây giờ cứ nằm yên cho đỡ mệt nhé!
– Bế bé lại cho nó bú. Những giọt sữa đầu quý lắm đấy. Đừng có nặn bỏ, cô giáo nhé.
Quỳnh cố mở mắt nhìn con. Nhưng ngay trước mặt cô, sau lưng mẹ là các bác phụ huynh vây quanh giường. Có những người cầm cả đồ lót cho bé. Lúc này Quỳnh mới vỡ lẽ, đi đẻ, mà mình không mang một cái tã lót nào. Quỳnh ứa trào nước mắt trước tấm lòng nhân ái bao dung.
Bà ngoại của bé vẫn ngồi bên giường. Bà vui đến nhòa lệ thấy mẹ tròn con vuông, bằng tiếng nói thật ấm áp:
– Đưa bà bế cháu trai của bà nào? Đêm qua có cho mẹ ngủ không nào? – Mẹ nói với mấy bà con vẫn còn đó – Bé như con chuột nhưng được bé cứng cáp bà ạ.
Một bà như chờ được cơ hội mới xòe gói bọc trong tay:
– Chào bà ạ. Bà sang với cháu đấy ạ. À tôi mang cho cô đĩa các loại rau luộc để ăn chiết lòng. Luôn thể có cơm nóng với quả trứng luộc, cô cố ăn để lấy sữa cho bé.
– Cháu cảm ơn bác nhiều.
– Không có gì cô giáo ạ – Bà nói với mẹ Quỳnh – Bà ạ, không có cô giáo thì thằng con trai tôi đã bỏ học mất rồi.
Lại một bà tay cầm chiếu, xách chăn, tay kia chiếc cặp lồng cháo nóng hôi hổi tới. Mắt mẹ như trào thêm dòng lệ trước sự chân thực, đằm thắm trong tình người giản dị:
– Tôi là mẹ nó cũng không lo chu đáo cho cháu bằng các bà ở đây. Thật là quý hóa quá! Tôi còn ở với cháu. Những việc này để tôi lo. Thỉnh thoảng mời các bà các bác lại chơi là đủ rồi.
Đã mấy ngày, đôi bầu vú Quỳnh không ra được mấy hạt sữa. Nhưng còn có gì để thay thế? Toàn dân thắt lưng buộc bụng chi viện cho chiến trường. Cán bộ giáo viên ăn bo bo, với khoai độn thay cho 13 kg gạo hàng tháng. Ba cân gạo tiêu chuẩn tháng của bé, cũ mốc, không thể chế thêm ra những giọt sữa nào hơn! Cám cảnh ấy, đã rung động tình người của các bà mẹ học sinh của Quỳnh. Như họ bù đắp lại bằng sự chắt bóp dành dụm những quả trứng, mớ rau hàng ngày đem tới. Thật là một miếng khi đói bằng một gói khi no. Sau này Trường Sơn lớn lên, đủ hiểu, Quỳnh nghĩ, cô sẽ truyền đạt điều quý hơn cả vàng ngọc này. Chắc Trường Sơn của cô sẽ trân trọng ghi nhận lòng bao la nhân ái ấy.

Tấm lòng bao dung nhân ái, ngọt bùi đã lay động những khổ đau cay đắng phũ phàng mà những tủi hờn tâm tưởng thường hiện ra trước nhất. Thế là niên học ở đây qua đi. Một năm học kết thúc với kết quả thi Tốt nghiệp của trường rất khả quan. Môn Sinh vật đỗ 100%, trong đó có 30% khá, giỏi. Một kết quả đáng kính nể. Nhưng với Quỳnh, niềm vui lớn lao hơn cả mà cô thu về là tình cảm của học sinh, phụ huynh giành cho cô. Nó cũng là phần thưởng cao quý nhất giành cho các thầy cô giáo.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh cô giáo nông thôn trường thcs giảng bài.    Quỳnh bồi hồi nhớ lại ngày đầu về trường và giờ học đầu tiên… Không ngờ những cuốn truyện ngày xưa Quỳnh len lén đọc ngày đọc đêm, bây giờ lại giúp cô có sức thu hút tình cảm của học sinh hơn bao giờ hết.
– Cô ơi hôm nay chúng em thuộc bài cả rồi. Cô kể chuyện cho chúng em nghe đi!
– Cô ơi, cô kể tiếp thám hiểm rừng Amazon cô nhé.
Quỳnh nhoẻn cười:
– Vậy thì ta thỏa thuận với nhau như thế này các em nhé. Giờ nào các em thuộc bài cũ, không mất trật tự trong giờ giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến, cô sẽ có phần thưởng cho các em. Nghĩa là cô sẽ kể chuyện cho các em nghe.
Một khi học sinh đã được nghe Quỳnh kể chuyện, em nào cũng muốn được nghe nữa. Lớp này truyền lớp nọ. Tiếng lành đồn xa. Lớp nào cũng muốn được cô dạy. Nhiều khi Quỳnh cảm thấy ngượng trước giáo viên khác. Mỗi khi vào lớp đều được các em vỗ tay hoan hô như đón tiên ban phép lạ.
Thế là sinh ra tiếng xầm xì. Đồng chí Quỳnh không giảng hết bài. Ăn bớt giờ để kể chuyện lấy lòng học sinh. Một chiến dịch kiểm tra đặt ra gay gắt. Hôm sau, một tờ giấy dán ở bảng tin:
.                                     THÔNG BÁO
1.   Tất cả giáo án của giáo viên trước khi lên lớp phải được tổ trưởng chuyên môn ký trước ba ngày.
2.   Ban giám hiệu hoặc đồng chí nào trống giờ đều được đến dự giờ đồng chí Quỳnh, không cần thông báo trước.
.     Trời tháng tư như thiêu những lá cây non mơn mởn trước sân trường. Những bóng rợp tán lá dường như mỏng lại. Cái nóng như tăng lên. Khi sinh linh trong bụng Quỳnh lớn dần, thì sự mệt mỏi cũng tăng dần và cô cũng gầy theo. Song Quỳnh xác dịnh đây là cơ hội tốt để mọi người hiểu về mình, về năng lực của mình. Vượt được đố kỵ này với Quỳnh không khó. Nhưng dù sao cũng phải mất nhiều thời gian dành cho bài giảng. Cũng là thêm một lần khẳng định chính mình.
Tiết học thứ ba của ngày thứ tư, Quỳnh vừa bước vào lớp thì tất cả cán bộ ban Giám hiệu kéo đến dự giờ bài Nguồn gốc động vật. Quỳnh mới giảng được nửa thời gian thì có tiếng thì thào không nhằm khen ngợi:“ Không biết lấy ở tài liệu nào mà bổ sung, hay thế nhỉ?” Lại tiếng thì thào khác tiếp theo không mang hàm ý cợt đùa: “Sao vẽ giỏi thế!”. Dù sao, vô tình hay hữu ý, cũng đều nâng bước chân cô trên cuộc hành trình nhỏ nhoi này. Mà quả vậy, cái giọng vốn ấm áp của Quỳnh có sức lôi cuốn lạ thường. Khi cô kể về sự sống dưới nước thì như vẽ ra trước mắt mọi người cảnh trời nước mênh mông. Mọi sự sống trên bãi biển dù bé nhỏ mong manh dường như đang hoạt động tấp nập. Quỳnh như đã dẫn mọi người vào rừng để khám phá sự chuyển giao của lớp lưỡng thê thành bò sát cổ thì trước mắt mọi người lại hiện ra cảnh rừng nhiệt đới tầng tầng lớp lớp với đầy rẫy gai góc dây leo vấn vít, dã thú chim muông vô kể bay về. Lại có tiếng thầm thì, tấm tắc: “Giảng thế gì mà học sinh chả thích!”. “ Chữ viết bảng lại đẹp nữa chứ!”
Tùng, tùng! Tùng!
Ba tiếng trống báo hết giờ. Vừa lúc cô giáo Quỳnh củng cố xong phần kiến thức mà cô vừa giảng.
Sau giờ rút kinh nghiệm chiều hôm ấy, tổ trưởng chuyên môn tới gặp Quỳnh:
– Đồng chí Quỳnh này. Theo ý kiến của ban Giám hiệu, từ tuần sau đồng chí nhận dạy thêm hai lớp Sinh-bảy. Còn Hóa-bảy và tiết Sinh-sáu, chuyển lại cho đồng chí Ngoan.
Quỳnh không ngần ngại:
– Vâng! Xin tiếp nhận ý kiến của đồng chí tổ trưởng chuyên môn.
Quỳnh cảm giác bồng bềnh tự hỏi như mình vô tình được gieo vào mảnh đất hợp phù sa? Rồi mình có được thả sức vươn mầm không? Môn Sinh-bảy với Quỳnh hiểu như hiểu lòng tay. Một trợ thủ đắc lực là một chồng sách tham khảo đỉnh đương bên cạnh. Nó sẽ là sự giàu có nuôi dưỡng, chắp cánh cho những bài giảng bay cao, giúp cho môn Sinh sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Song chuyện cũng không suôn sẻ như thế. Buổi họp giáo viên chiều ngày cuối tuần bỗng có nhiều ý kiến lao xao.
– Tôi có ý kiến. Cần phải có hình thức phạt nghiêm túc đối với học sinh khối Bảy. Trong giờ Văn của tôi sáng nay, học sinh toàn cặp kè bản tổng kết Sinh ra làm.
– Tôi cũng thấy thế. Giờ Toán của tôi, học trò vẽ tổng kết Sinh dưới gầm bàn
– Giờ Địa của tôi, hầu như các em tỏ vẻ không cần ghi chép.
Đó là một thực tế. Quỳnh cảm thấy xung quanh nhiều ánh mắt như mũi tên lại bắn thẳng vào mình. Cô phát biểu:
– Tôi thấy thế này các đồng chí ạ. Trước hết phải mừng cho ý thức lo lắng học tập của học sinh cho kỳ thi tốt nghiệp. Chỉ có điều uốn nắn các em học như thế nào để kết quả tốt đều tất cả mọi môn.
Tức thì bùng lên một phản ứng quyết liệt mà tấm bia của mục tiêu đã cụ thể rõ ràng. Như mũi tên phát lệnh:
– Đồng chí muốn thách thức chúng tôi đấy à?
– Không! – Quỳnh nói – Đồng chí hiểu lầm ý tôi rồi.
Không khí buổi họp trở nên căng thẳng. Nó ồn ào nặng nề như sóng ngầm đang dâng trào. Sự im lặng không tiếng nói như là sự chờ đón một sức nén rất căng đang rạn nứt để bùng vỡ:…Đồng chí Hiệu trưởng ái ngại trong suy nghĩ chấp chênh giữa cái đúng và cái sai đang trong miền chưa xác định. Song anh cũng đã đưa ra được ý kiến của mình:
– Các đồng chí trật tự. Tôi thấy đồng chí Quỳnh phát biểu có ý đúng của nó. Về phía tôi, giờ tập trung đầu tuần tới, tôi sẽ quán triệt tinh thần học tập cả học sinh khối Bảy. Có điều các đồng chí dạy bộ môn cũng xem xét lại mình. Đừng đổ lỗi hết cho học sinh và cho người khác.
Buổi lên lớp tiếp theo. Quỳnh bước vào lớp với vẻ mặt nghiêm túc. Cô nén lại cái buồn sau buổi họp trước để không đổ lên đầu các học trò bé bỏng của mình. Nhưng Quỳnh vô cùng ngạc nhiên không khó nhận ra vẻ mặt các em buồn rượi. Quỳnh chưa kịp hỏi vì sao thì các em đã xôn xao:
– Cô ơi bản tổng kết Sinh của chúng em bị thầy toán thu hết.
– Cô ơi các bạn bên lớp 7B cũng nói cô giáo văn cũng thu hết cả.
Mọi ánh mắt đều hướng về cô giáo của mình như xin sự cầu cứu. Quỳnh nói:
– Thế các em để bài tổng kết ở đâu?
– Thưa cô chúng em để ở ngăn bàn ạ.
– Các em giở xem bản tổng kết ấy trong giờ các thày cô đang giảng bài phải không?
Không có tiếng trả lời. Quỳnh gợi mở lòng tự trọng, ý thức tự giác dám làm dám nhận của học trò:
– Vấn đề là ở chỗ đó các em ạ. Giờ học nào cũng quan trọng. Nếu không tập trung tư tưởng cao, thì sao các em tiếp thu nổi kiến thức? Nếu các em đặt địa vị mình vào các thày cô đang dạy thì các em sẽ xử sự ra sao?
Trên vẻ mặt hối lỗi, cả lớp trầm trong lặng im. Cô tiếp:
– Bây giờ các em có cần để cô đi xin lại bản tổng kết môn Sinh cho các em không?
Phá tan dáng vẻ trầm tư phân vân của học sinh cả lớp, một em đứng dậy nói:
– Thưa cô, thôi ạ.
Xóa tiếng ồn ào, có cánh tay giơ cao và đứng lên:
– Thưa cô chúng em sẽ tổng kết và vẽ lại. Chúng em sẽ càng nhớ lâu hơn.
Đáp đúng ý Quỳnh, cô hồ hởi nói:
– Đúng rồi! Cô cám ơn các em!

Cắt ngang những suy nghĩ dồn nén của Quỳnh, bây giờ mới có dịp bật bung ra là lời Thành. Từ lúc đến tới giờ, Thành trầm tư lắm. Quỳnh định hỏi căn do mấy lần. Nhưng mỗi lần thế, thì những câu chuyện vui như đã xếp hàng đợi nhau đến lượt mà Thành không thể chen vào, nên thời gian cứ thế trôi đi. Nay Thành nóng lòng muốn trở lại nhà, anh muốn nói mà lời lại ngập ngừng:
– Quỳnh ạ. Thành muốn nói lời này…
– Quỳnh sẵn sàng nghe đây. Có chuyện vui buồn gì Quỳnh cùng chia sẻ.
– Lâu rồi, không nhận được thư Mai. Nhưng vừa có thư của cô Hồng cùng xóm gửi về. Mai bị bom Mỹ hất tung và đưa vào một Quân Y viện. Hồng đến thăm thì Mai vẫn còn trong tình trạng mê man bất tỉnh. Máu mồm máu miệng cứ ộc ra…Hồng không thể đến liên tục vì rất bận với công việc thời chiến, đến giờ ngủ cũng không có. Mươi ngày sau Mai không còn ở Quân Y viện ấy nữa. Không biết sống chết ra sao – Thành lấy khăn tay lau mắt – Hồng viết, nếu chết rồi thì xin đến viếng, đắp lên mộ một hòn đất thôi, cũng là nghĩa tử biệt sinh ly. Nhưng họ nói chuyển Mai ra tuyến sau rồi…. Không biết có đúng như thế không hay chuyển đến tuyến cuối cùng… Từ đó đến nay, không một tin tức gì.
Quỳnh ứa nước mắt từ lúc nào. Cô thương Mai gian khổ trước hòn đạn mũi tên. Cũng lại lo Mai chín phần chết chỉ còn một phần sống mong manh:
– Mai ơi ! Sao chúng mình luôn bất hạnh thế này?
– Còn cô La cùng xã ấy thì lại nói – Thành kể tiếp – Mai bị thương đi viện không biết chết sống ra sao, biệt tăm biệt tích đến giờ. Vì thời chiến nên cái sống chết như luôn nằm trong bí mật…
Thấy Quỳnh đau khổ nước mắt nước mũi cứ ào ra nên mẹ Quỳnh khuyên:
– Con đừng khóc nữa con ạ. Tắc sữa mất thôi. Bé con đang cần sữa. Mẹ thương Mai và cũng thương Thành lắm. Song sự việc chưa rõ mười mươi. Biết đâu nhờ hồng phúc nhà mình, trời còn để phần cho mãi mãi!
Quỳnh nói trong nỗi đau:
– Chiến trận, không ai nói chắc được điều gì. Nhưng Quỳnh hy vọng ăn hiền gặp lành. Nhất định Mai sẽ trở về với Thành, Thành ạ.
.
Mùa Xuân đến. Đất trời như thay áo mới. Mùa của muôn hoa đua nở. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh mởn sắc xuân. Mùa Xuân cũng là mùa hội giảng của các thầy cô giáo. Quỳnh được phân công tham gia hội giảng, tiết Sinh-7, cùng với năm huyện khác của tỉnh. Đó là bài Bộ gậm nhấm. Từ lúc nhận đi hội giảng, Quỳnh thật sự lo lắng. Kiến thức thì cô chẳng sợ. Nhưng dạy thế nào cho hay, cho phù hợp với chuyên đề mà thật sinh động nữa. Thế rồi đêm nào cũng thế, cơm nước xong cho bé Trường Sơn ngủ, Quỳnh miệt mài trên trang giáo án. Có những hôm thằng bé bị cảm cúm, Quỳnh phải đặt con bên chân, vừa soạn bài vừa xua muỗi cho con. Bao gian nan vất vả mới soạn xong được giáo án. Sắp đến ngày hội giảng, Quỳnh loay hoay không biết đem con gửi đâu để hội giảng đây. Quỳnh chợt nhớ tới người bác ở thành phố Nam Định, gần nơi hội giảng. Chỗ đấy lý tưởng nhất. Vậy là cô chuẩn bị hành lý cho hai mẹ con.
Tới Nam Định dù mệt lả, Quỳnh vẫn đặt kế hoạch nhanh chóng tạo thành một lớp học mà Quỳnh là cô giáo. Học trò là các bà chị Thảo, chị Sen…con nhà bác. Quỳnh đã biết đưa các chị ấy lên tàu bay giấy, để làm học trò bất đắc dĩ cho mình:
– Thành công hay không là trông chờ vào hai chị đấy. Các chị nghe em giảng rồi nhận xét cho em rút kinh nghiệm!
Quỳnh giảng vài lần. Chị Sen nói:
– Duyên lắm! Chị chả hiểu gì nội dung. Nhưng nghe thì sướng tai lắm. Nói đâu ra đấy. Chỉ nghe cái giọng ấy đã thích rồi chứ cần gì đến nội dung…!
– Cám ơn chị. Còn chị Thảo?
Chị Thảo tỏ ra thích thú. Vì điều mới lạ được mở ra:
– À ra thế! Con chuột nó cắn bất cứ vật gì kể cả quần áo bao bì là để mài cái răng cứ mọc dài ra liên tục, chứ không phải đó là điềm gở gì à.
Quỳnh cũng thấy phấn khởi trong lòng, cô cổ động:
– Thế là các chị hiểu phần kiến thức của em rồi đấy.
Rồi Quỳnh tự nhủ, chỉ thế, cũng bớt gánh nặng và tạm an tâm cho bài giảng ngày mai.
Buổi làm quen với học sinh cho giờ hội giảng, Quỳnh cố tìm cách làm sao cho học sinh ủng hộ bài giảng của mình. Quỳnh lục lọi vốn chuyện trong đầu mình đủ mọi thứ. Nhặt ra câu chuyện thật hấp dẫn. Quỳnh chọn đoạn cuối cuộc thám hiểm rừng Amazon. Cao hứng Quỳnh đã tả cảnh biển cạnh nhà cô lúc bình minh lên. Với ông mặt trời với sóng biển với hoàng hôn dát đỏ… Cả những con sò, con ốc cũng biết đi lại một cách sinh động. Các em nhao nhao thích thú đòi được hè về đi tắm biển quê cô. Lúc ấy Quỳnh mới nói điều mình cần cho bài giảng:
– Để cho bài giảng ngày mai được sinh động, mỗi bàn chuẩn bị cho cô hai bộ răng chuột nhắt.
– Thưa cô lấy ở đâu ạ?
– Các em có thể đặt bẫy, hoặc chuột bị kẹp xe ở trên phố. Các em chặt đầu luộc lấy hai hàm răng. Gỡ thịt ra rồi lau hàm răng chuột thật sạch. Nhớ là chỉ răng chuột nhắt chứ không là chuột cống, chuột bạch đâu các em.
Hôm sau, Quỳnh bước vào lớp học sau ba hồi trống trường với nhịp trống ngực thình thịch to hơn cả tiếng trống kia. Một thày giáo già đi qua thấy Quỳnh đứng chờ ở cửa, thầy nói vui:
– Trống ngực của cô to hơn hay bé hơn trống trường của chúng tôi?
Quỳnh cười theo. Đúng là thày già, con hát trẻ! Chỉ thế thôi nhưng chính nó đã giúp cô bình tĩnh. Quỳnh bước vào lớp. Điều làm cô vừa ngạc nhiên, vừa cảm phục: bàn nào cũng có năm bộ răng chuột nhắt thật sạch sẽ. Quỳnh phấn chấn quên đi cái trống ngực của mình. Tự tin trở lại. Quỳnh dắt các em học sinh khám phá từng chi tiết của giáo cụ trực quan. Cùng với tài hoa sư phạm, kỹ năng và kỹ xảo được khai thác tối ưu đã làm cho bài giảng của cô càng thêm sinh động.
Tùng, tùng! Tùng…!
Quỳnh ngồi thụp xuống ghế như muốn đứt hơi. Bước tới cửa đã có các thày cô sẵn sàng đón chờ chúc tụng:
– Thật là tuyệt!
– Xin chúc mừng!
Quỳnh bước nhanh về cuối hàng hiên nơi có gió lùa. Nước mắt cứ giàn dụa. Quỳnh cố kìm tiếng nức nở mà nó cứ bung ra, nấc lên. Cho đến khi mấy em học sinh đã rủ nhau ùa đến:
– Thưa cô, em đã thuộc hết bài giảng của cô rồi!
– Thưa cô, chúng em xin địa chỉ cô để hè về chúng em thăm cô và được đi tắm biển.
Quỳnh bỏ khăn tay lau mắt xuống và với giọng trìu mến:
– Cô cám ơn các em…
Vậy là bao ngày tháng vất vả đã được đền bù. Quang ơi anh có biết bây giờ em nghĩ đến anh nhiều hơn bất cứ lúc nào không? Trường Sơn ơi con đang chơi trò gì vui nữa?
Đạt 19/20 điểm là kết quả quá bất ngờ với Quỳnh. Khuôn mặt vốn hồng hào nay rạng ngời một màu đáng giá giai nhân. Song cơ thể đã phải đổi giá tới một kilogram thịt có dư. Vâng, bất cứ thành công nào cũng có giá của nó.

Trường Sơn lớn lên bao nhiêu thì mẹ nó càng thêm vất vả bấy nhiêu. Hàng ngày, Quỳnh phải đặt vào nôi ru cho nó ngủ để còn tranh thủ thanh toán một mớ công việc bộn bề. Nhưng được cái nó rất ngoan. Tối tối nó chịu ngủ để cho mẹ ngồi soạn bài. Thế mà giờ Trường Sơn đã tròn ba tuổi. Thằng bé càng lớn càng kháu khỉnh.

– Chào cô giáo.
Tiếng chào làm Quỳnh giật mình. Thành đang đứng trước cửa. lúc nào. Phải công nhận Thành là người chu đáo với mẹ con Quỳnh quá. Ít nhất tuần nào cũng sang thăm một lần.
– Sao Thành sang được sớm thế?
– Hôm nay không làm gì nên mình sang chơi! Thế Trường Sơn đâu rồi?
– Cháu vừa đi mẫu giáo. Thành ạ. Dạo này cu cậu mải miết tô tranh màu. Thành xem này.
– Cái khiếu vẽ này thì giống mẹ nó rồi.
Chuyện linh tinh và Thành lại lụi cụi giúp Quỳnh cho tới trời chiều. Gió nồm nam thổi mạnh hơn, xua đi nóng nực, làm dịu mát lòng người. Từng đàn cò nối đuôi nhau đi kiếm ăn về bay bổng phát ra những âm thanh trong trẻo. Thành ngó nhìn trời, nói:
– Đêm nay chắc lại có mưa đây- Thành nhìn xem mây đen đang ùn ùn phía trời đông- Mây đằng đông vừa trông vừa chạy mà.
– Mải thu dọn chưa kịp hỏi chuyện về Mai. Mai có tin tức gì tiếp không hả Thành?
Nét mặt Thành bỗng dịu xuống, trầm tư. Quỳnh hiểu nỗi lòng Thành nên nói vội:
– Mình đã hỏi mấy người đi cùng đợt với Mai. Thư về thời chiến lúc được lúc chăng. Thành yên tâm đi.
– Thế còn Quang có tin tức gì không?
– Chưa có gì, Thành ạ.
Bỗng Trường Sơn lon ton chạy vào khoe mẹ:
– Mẹ ơi, con được điểm mười này mẹ.
– Con chào chú Thành đi.
Trường Sơn khoanh tay:
– Cháu chào chú Thành ạ.
– Ừ, cháu Trường Sơn ngoan của chú.
Quỳnh lại miên man nghĩ tới Mai. Giờ này Mai đang ở đâu mà chẳng có tin tức gì? Liệu có làm sao không? Quỳnh nói:
– Giá như Mai ở nhà thì Thành và Mai đã nên vợ nên chồng. Bây giờ cũng có khi có con bế trên tay.
Thành chăm chú xem tranh cố lờ sang chuyện khác:
– Chuyện gì đến nó phải đến thôi mà! Bức tranh tô thế này là đều và mịn lắm.
Được thể Quỳnh khoe:
– Nó sớm bộc lộ cá tính rõ rệt. Cô mẫu giáo nói, nó chơi rất thảo với bạn. Không dằng đồ chơi. Sẵn sàng chia quà cho bạn.
Cả hai cùng cười. Thành ngồi sát bên Quỳnh với con mắt thật thân thiết.
– Quỳnh ạ, mấy lần Thành định nói chuyện này với Quỳnh mà chưa tiện nói.
Thấy Thành lúng ta lúng túng, ngượng ngà ngượng nghịu mà chưa nói ra lời, với tính nhạy bén của con gái, Quỳnh đoán có thể Thành sẽ nói tới điều gì. Quỳnh tự chủ động lòng mình và chủ động gợi mở trong câu chuyện:
– Thành cứ nói đi. Quỳnh nghe đây. Nếu có điều gì vương mắc trong cuộc sống, mình sẽ tư vấn hộ. Nếu giúp được gì mình sẽ giúp.
– Ôi tấm lòng nhân hậu quá. Ở đâu Thành cũng thấy được tình cảm của học trò quý mến Quỳnh là phải. Là bạn thân của Quỳnh,
mình luôn tự hào về điều đó.
– Cảm ơn Thành về những điều tốt đẹp.
Thành đưa mắt nhìn xa xăm. Bàn tay cầm cốc nước lên uống mà vồi vội như sợ Quỳnh thấu hiểu tâm can của mình. Hình như về chuyện này Thành cũng thuộc loại nhút nhát. Vòng vo mãi Thành mới nói:
– Quỳnh ơi Thành nói chuyện này… Quỳnh đừng cười nhé. Nói thật đấy. Nhiều lần sang đây nhìn cảnh hai mẹ con Quỳnh cô đơn vất vả Thành thấy thương lắm. Những lúc rỗi rãi không làm gì, mình muốn chạy ngay sang bên này xem có giúp được gì cho Quỳnh không? Chẳng hạn gánh cho Trương Sơn mấy gánh nước tắm, hoặc bổ cho Quỳnh bó củi…
Quỳnh vui vẻ hùa theo ý nghĩ của Thành:
– Mẹ con Quỳnh biết ơn Thành nhiều lắm. Những việc Thành kể trên thì Thành vẫn giúp đỡ mẹ con Quỳnh còn gì.
– Để mình nói hết đã. Vẫn biết là thế. Nhưng lần này Thành muốn nói với Quỳnh cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Mình không muốn như một cái bóng đối với Quỳnh nữa. Mình muốn là chỗ dựa vững chãi cho đời Quỳnh. Là mái nhà che mưa nắng cho mẹ con Quỳnh. Lúc khỏe đã vậy, còn lúc mưa thâm tối trời, cả những lúc ốm đau. Thành suy nghĩ rất nhiều rồi mới nói với Quỳnh như vậy. Mình mong được Quỳnh chấp nhận.
– Quỳnh thật sự cảm ơn lòng tốt của Thành giành cho mẹ con Quỳnh suốt thời gian qua. – Giọng Quỳnh trầm xuống – Bốn con người chúng ta, Thành Mai, Quang Quỳnh là bốn người bạn thân và tốt của nhau. Cùng lớn lên học một trường, một huyện. Chúng mình hiểu nhau rất nhiều. Rất tôn trọng nhau nữa. Vì vậy Thành ơi, chúng mình sẽ mãi mãi là những người bạn tốt của nhau. Cùng xây dựng cho nhau niềm tin vào ngày toàn thắng. Mai của Thành sẽ trở về. Quang của Quỳnh cũng sẽ trở về. Bốn chúng ta sẽ tổ chức ăn mừng ngày khải hoàn thật to và thật ý nghĩa. Quỳnh nói vậy, Thành có đồng ý không?
Thành thở dài đánh thượt:
– Nhưng Quỳnh ơi, Mai thì bặt vô âm tín đã lâu. Quang cũng vậy, không mảy may tin tức. Mà thời gian đâu có đứng lại. Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi.
Câu nói của Thành đã trúng nỗi lo âu của Quỳnh. Bỗng cô thấy buồn xót vô hạn. Nhưng trước mặt Thành lúc này, hơn lúc nào hết phải để Thành thấy rõ quan điểm dứt khoát của mình. Không nói lời lừa dối lòng mình, lừa dối Thành để không thành người có tội. Cả hai cùng im lặng. Như mọi lần Quỳnh giữ Thành ở lại chơi, nhưng hôm nay cô hiểu nỗi lòng Thành nên không tiện giữ nhiều hơn nữa. Thành dắt xe tạm biệt mẹ con Quỳnh
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh tiễn chân ra trậnThành đi rồi, Quỳnh đi đi lại lại trước cửa cho lòng được khuây khỏa. Kể cũng lạ, cách đây không bao lâu, mỗi khi buồn mình thường nghĩ về bố mẹ, người thân trong nhà, về nhà cửa, về công việc…Bây giờ thêm vào đó nữa là nỗi nhớ nhung da diết về Quang về Trương Sơn. Mọi ý nghĩ cứ đan xen vào lòng Quỳnh rối bời. Có tiếng reo:
– Mẹ, mẹ.
– Ôi Trường Sơn của mẹ!
Bỗng nhiên nỗi thương cảm chia xa trào dâng trong lòng Quỳnh. Dại dột, Trường Sơn phải xa, mình sẽ không thể nào sống nổi. Cô ôm lấy Trường Sơn âu yếm như sợ vuột khỏi tay mình:
– Con rất đỗi quý yêu của mẹ. Bố Quang sắp về rồi kìa. Con gọi bố đi!
– Bố…bố.
Trường Sơn bật ra tiếng cười hả hê. Hai mẹ con ríu rít trong tinh yêu thương tràn ngập.

.                                             TỐ HOÀI . HƯƠNG NHU

BÌNH LUẬN