Tố Hoài – CHUYỆN TRÒ VỀ RƯỢU – Ch.6, t/thuyết Hoa hồng mùa gió chướng

0
597

HOA HỒNG MÙA GIÓ CHƯỚNG, tiểu thuyết viết cuộc hành trình vượt biên khổ ải của một gia đình thiếu phụ Việt Nam. Cuộc sống tại nước Úc chưa thật yên ổn thì người chồng mắc bệnh gan do rượu. Quân, chồng cô cảm thấy bệnh ung thư gan của mình đã hành hạ người vợ xinh đẹp. Anh hối hận và muốn hiểu biết tỏ tường vì sao rượu hại đến không ngờ …

                                                             CHƯƠNG 6

                                    CHUYỆN TRÒ VỀ RƯỢU

.       Bác sĩ R. Johnson đến thăm bệnh một cách rất thân tình. Đã nhiều lần Quân gợi ý ông nói vì sao rượu lại gây tác hại đến thế? Có lẽ anh nhận ra điều gì đó về rượu mà anh hối tiếc. Tính anh muốn biết cặn kẽ mọi việc nên anh đã cố ý hỏi bác sĩ như vậy. Bác sĩ R. Johnson gật đầu thông cảm. Ông nhìn anh đăm chiêu như chia sẻ và hứa sẽ giành một thời gian nhất định gần nhất cho anh.
.      Lần này, bác sĩ R. Johnson đến sớm hơn mọi lần. Làm những việc thăm và trị bệnh thường quy xong ông nán lại, nở nụ cười hết sức thoải mái, chia sẻ.
.       –     Có lẽ trước hết đừng nghĩ xấu về rượu. Tuy nhiên nó như con dao hai lưỡi. Nếu ví thế là đúng thì tôi nói về khía cạnh lưỡi dao sắc mà ai cũng áp dụng vào công việc ngày thường. Rượu vang đỏ là một ví dụ. Thật quý cho mỗi người. Người Pháp có thói quen ăn rất nhiều formail và các loại bánh Croissant chứa bơ. Nhưng lại có tỉ lệ bệnh tim, gan thấp hơn đáng kể so nới người Mỹ. Bởi vì do thói quen dùng một, hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày. Chất Polyphenol có trong rượu vang đỏ chống ôxy hóa, can thiệp vào sự tích tụ tiểu huyết cầu. Nó cũng có thể làm tăng CholesterolHDL lợi cho cơ thể. Nhưng cũng chỉ nên dừng ở một vài ly thôi. Nếu không uống được rượu thì nước ép Nho tím cũng được coi như là loại thuốc tuyệt vời tương tự.
Bác sĩ R Johson dừng lại như ngắm nhìn Quân. Ông lại nở nụ cười thân mật:
.     –       Tôi nhớ một câu tựa châm ngôn của nhà văn Nga, bác sĩ A.Tsekhov, Rượu Vodka trắng, song lại bôi nhọ được thể diện.
Quân cũng nở nụ cười mềm mại đón nhận, khi thấy bác sĩ nhìn mình mà lắng đọng, đợi chờ:
–      Vâng. Xin cám ơn ông. Tôi nhận được một châm ngôn quá hay. Tuy nhiên cũng không phải là muộn.
Như nhận được sự thỏa mãn từ Quân, ông tiếp:
–      Vào năm 1834. Các nghị sỹ Hạ nghị viện Anh quốc giật thót khi nghe báo cáo “Con của những người nghiện rượu có vẻ ốm đau quặt quẹo, không phát triển đầy đủ ”. Vì xưa nay họ vẫn cho rằng rượu là thứ cần thiết cho trang điểm cuộc sống phù hoa. Song nay, người ta quay lưng nhìn những kẻ kè kè bầu Lưu Linh kiết xác đang ngật ngưỡng đi về phía huyệt mộ tử thần mà xì xào định nghĩa về nghiện rượu. Nghe đâu người Pháp đã nói, người nghiện rượu kìm hãm được số lượng nhưng không thể bỏ rượu. Còn người Ăng-lê ngước nhìn vị Thủ tướng nổi tiếng của mình và bảo Churchill uống thì mình cũng uống. Thích thì uống. Không thích thì bỏ, có sao?!
http://ungbuouvietnam.com/wp-content/uploads/2014/12/ung-thu-gan1.jpgMột khi uống say, thì không kiểm soát được hành vi. Người Mỹ nói, người nghiện rượu thường xuyên không biết trước mình sẽ uống bao nhiêu rượu một khi bắt đầu uống Lượng rượu nhất định khi thấm vào người sẽ bắt đầu gây hưng phấn. Hoạt bát hẳn lên. Nói cười vui vẻ hẳn lên. Song đó chỉ là hiệu ứng giả dược. Lượng rượu trong máu khoảng 0,2 proumine (lượng miligam rượu trong 100ml máu) đủ làm dãn mạch. Gây mất thân nhiệt. Bắt đầu phá hủy khả năng tập trung chú ý phối hợp mạch lạc của tư duy.
Uống nữa, khoảng 0,12% trong máu, cơ thể có một cảm giác loáng choáng. Một lượng rượu khoảng 0,5 proumine làm giảm phản ứng đồng tử, hạn chế trường thị giác. Phá hủy khả năng theo dõi các phần tử chuyển động. Gây rối loạn sự nhận biết các thông số về phương hướng, tốc độ, khoảng cách. Như vậy, rượu đã tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương rồi. Tầng dưới vỏ bị thoát ức chế. Người uống rơi vào khoảng trống trí nhớ (hố đen). Nói lảm nhảm. Quên cái không đáng quên. Có lúc nào uống, anh có thấy vậy không?
Quân giật mình. Song trấn tĩnh được ngay và đón nhận lời bác sĩ R. Johnson một cách chăm chú. Anh thành thật trả lời:
–     Thưa bác sĩ. Tôi đã thấy nhiều lần như vậy. Bác sĩ nói như một bản tổng kết thì sao có thể khác biệt?
–      Vậy thì tôi nói tiếp đây. Người uống rượu nhớ cái ác. Tới mức ấy, rượu kích thích lòng căm thù. Người Mỹ xác định thấy năm chục phần trăm sát nhân, thủ phạm là người nghiện rượu hoặc cả hai. Một test thấy dạng tội phạm này tăng vào đêm thứ Bảy và ít vào đêm thứ Ba.
Rượu uống quá, sẽ theo quy luật cương nhu. Cơ thể rơi vào trạng thái ức chế. Lúc ấy nồng độ rượu khoảng một proumine. Tim đập nhanh thình thình, có khi rối loạn. Cảm giác buồn tẻ, ảm đạm. Các phản ứng chậm lại. Nói chậm. Âm vẹo vọ. Đồng tử mắt dãn. Thời gian phản ứng với thị và thính giác tăng bốn chục phần trăm. Ảo giác. Một tình trạng xấu có thể xảy ra. Trí nhớ rối loạn. Rối loạn nhịp thở, tới hôn mê. Nồng độ rượu tới bốn chục phần ngàn có thể ngừng thở.
.        Quân thột nhớ câu hỏi tò mò mà lâu nay anh vẫn quan tâm tới. Anh hỏi luôn bác sĩ R. Johnson:
–       Rượu có từ bao giờ nhỉ?
–      Hầu như ai cũng biết ít nhiều về nó. Từ tám trăm năm trước Công nguyên, người Ai-Cập đã biết cất Alkuhl (cồn). Người ta dùng nấm men (con men) phát triển trên chất glucid (gạo, ngô, sắn, trái cây…) ở điều kiện yếm khí.
Bác sĩ R. Johnson viết ra giấy công thức phản ứng về rượu đưa cho Quân:
.                                C6H12O6+men rượu→Rượu +CO2
.   –    Đây! Rượu chính là chất thải của con men. Khi nồng độ rượu lên tới 12% thì con men bị nhiễm độc mà chết. Còn người uống rượu, được men gan Aldehyd dehydrogenase (ADH) khử hydro của rượu:
.                               Rượu+men→Aldehyd(độc)+men→A.Acetic→H2O+CO2
.      Rượu chuyển hóa trong cơ thể người theo chu trình Cori. Một gam rượu cho bảy Caloris. Nhưng trước khi vào chu trình này rượu đã trực tiếp gây rối loạn trao đổi chất. Phá hủy sự cung cấp oxy tế bào. Làm xơ cứng màng tế bào. Da ở người nghiện rượu xám ngoẹt tẻ nhạt, nhão nhoẹt thiếu sức sống. Nếp gấp ngoặc đơn kép là dấu vết ghi chú quanh miệng, là tiếng nhắc nhở trên khóe mắt. Rượu vào não tạo ra Tetrahydro- isoquinolone (TIQ) giống Morphine. Lúc đầu bị kích thích tăng Serotonine và Endorphine (chất nội sinh dẫn truyền thần kinh). Nhưng sau đó lại luôn bị ức chế nên giảm, làm cạn đến kiệt. Lâu dài, chỉ nhớ được chuyện cũ nhưng không tiếp nhận được những thông tin mới. http://ungbuouvietnam.com/wp-content/uploads/2015/03/ung-thu-gan.jpg
Còn với gan, ta đã từng nghe uống rượu gây xơ gan Laennec. Tế bào gan bị xếp lộn xộn ngăn cản lưu thông máu. Gan như bị ngâm trong rượu chẳng khác gì con rắn bị ngâm rượu. Đó là hình ảnh ung thư.
Ở Pháp đã tìm ra chứng Fetal alcohl symdrome (hội chứng thai nhi nhiễm rượu, FAS) năm 1968. Những đứa trẻ mẹ bị nghiện rượu, sinh ra bị thiếu cân, đầu nhỏ, mũi ngắn, môi trên mỏng, gò má phẳng, bớt da (nævi) thoát vị (hernie) đường niệu bất thường, chậm lớn. Đặc biệt trí óc phát triển chậm.
Bác sĩ R. Johnson dường như muốn nhấn mạnh cảnh báo. Giọng ông rành rẽ hơn:
.      –     Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh được, chỉ lượng alcohl nhỏ như bia, hai lon (700ml) hàng ngày cũng đủ thoái hóa thần kinh. Căn do của chứng khó nhớ, hay quên. Tiền đề của bệnh nhũ não, lú lẫn. Giảm đi sự kính nể và niềm tin ngay cả với nguyên thủ quốc gia!
Bác sĩ R. Johnson dừng lại. Quân tranh thủ hỏi:
.    –      Tôi thấy một số người đã dùng Aspirine để tránh say?
.    –       Đó là một trò có thể nói rất nguy hiểm. Khi rượu vào, phá hủy lớp nhày bảo vệ niêm mạc bao tử. Là cơ hội cho Aspirine ( Acid Salisilic ) tác dụng trực tiếp vào vùng đã viêm loét. Gây chảy máu, thủng bao tử. Hoặc gây ra vùng loét mới.
.    –      Vậy mà khi tôi muốn cai nghiện rượu, vài người đã khuyên dùng loại thuốc có tên Disulfiram. Có đúng thế?
.    –      Hừm…m. Disulfiram! Cơ chế tác dụng là ngăn chặn không cho một thứ từ rượu chuyển hóa ra có tên gọi Acetaldehyd chuyển hóa tiếp. Người uống sẽ có cảm giác ghê sợ rượu mà bỏ rượu. Song cần thận trọng. Bởi chính nó gây độc khi uống kèm rượu. Các dấu hiệu ngộ độc do nó như mặt đỏ, chóng mặt, tim đập mạnh, hạ huyết áp, vật vã…
.      –       Tôi nghe bác sĩ nói, điều gì cũng quan trọng cả. Mỗi khi dùng thuốc, không rõ thuốc nào cần phải kiêng dùng rượu. Vậy một khi bệnh, dùng thuốc để trị thì cần lưu tâm đến những điều gì, do rượu?
.     –       Nghĩa là anh muốn hỏi về ảnh hưởng của rượu tới thuốc như thế nào? Vâng! Có thể trả lời ngay rằng loại thuốc dễ gặp nhất là kháng sinh nhóm Chloramphenicol, Cephalosporine, thuốc trị nấm nhóm gốc azole, Griseofulvine…làm tăng tính độc hại của rượu. Sẽ gây nhiễm độc thần kinh, loạn nhịp tim.
Cũng phải rất thận trọng khi dùng thuốc an thần, động kinh, chống trầm cảm, kháng Histamine, thuốc chống tiêu chảy Diased… với rượu. Sẽ gây tăng trầm cảm rất nguy hiểm. Thuốc Insuline trong điều trị tiểu đường, rượu sẽ gây tăng quá đáng hiệu lực của thuốc có thể dẫn đến tử vong. Dùng thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp với rượu gậy tụt huyết áp. Thuốc trị lao, thuốc trị bệnh sốt rét dùng với rượu gây nhiễm độc gan…
.       Quân như lần đầu được nghe điều mới mẻ. Anh chú ý đến nỗi không biết Vân cũng đến nghe từ lúc nào. Anh hồ hởi quay sang phía vợ và nói với bác sĩ về điều đang suy xét:
.       –    Vậy là tôi hiểu điều ông đặt vấn đề khi vào đầu câu chuyện. Không uống rượu không phải là xấu. Nhìn nhận một người với sự kính nể, đó là tài năng và phong cách sống chứ quyết không phải đo bằng chiều cao tửu lượng!
.                                                                                                              TỐ HOÀI

 

BÌNH LUẬN