Cơ duyên bài thơ CUỐi CON ĐƯỜNG – phỏng vấn – Ngọc Khôi Lê Nguyễn thực hiện

0
937

                                          Cơ duyên bài thơ
.                                       CUỐi CON ĐƯỜNG

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh hai cụ già hôn nhau

         Bài thơ CUỐi CON ĐƯỜNG là một trong những bài thơ khá tâm trạng được nhiều người  thích trong tập thơ MÙA HOA XOAN ĐẾN của nhà thơ Hương Nhu. Đã có nhiều câu hỏi tò mò. Tự hỏi mình, hỏi nhau. Có người nói, bài thơ tình sao mà ý tứ thế! Có người bảo cô giáo làm cho tôi đấy! Nhất là những bậc tuổi tác.
Nhân tháng Mười, ngày của  bậc cao niên, chúng tôi  thăm và trò chuyện với nhà thơ.
Xin nhà thơ bật mí, cơ duyên nào cô sáng tác bài thơ này?
Nhà thơ Hương Nhu:  Vâng. Thưa, thơ là cảm xúc.  Trước một sự việc, một tình huống nào đó nó tạo  cảm xúc thì đều có thể ra thơ. Cũng được vài lần tôi chuyện trò với một bà đồng niên cùng xóm. Quê bà ở tỉnh Thanh. Bà đơn thân. Bà ở trông nhà cho con gái. Song chàng rể đối với bà như một Oshin chính hạng. Con gái cũng muốn khai thác tận cùng sức lực. Bà thấy tủi phận. Thèm tự do và thèm một bờ vai chia sẻ. Bà tâm sự… nhớ tới một cảm tình cũ. Những người tử tế, chân tình trở về….và bỗng nó thăng hoa!
Hình như những gì đã qua từ quá khứ đều tiếc nuối…?
Nhà thơ Hương Nhu: Thực ra ở các bậc cao niên nhất là phụ nữ, không dễ gì nói ra những tâm cảnh tương tự. Song tôi nhớ định luật Yerker-Dodson  khái quát rằng: ” Tới một điểm nào đó, thành đạt gia tăng nếu thức tỉnh gia tăng, thành đạt đạt ở mức cao nhất nếu thức tỉnh ở mức tối ưu “.  Chỉ những gì không giữ được thì mới đành san sẻ.
Tác động của yếu tố khác thường, thường tao ra những xung đột. Sự chỉnh hợp cá nhân của  người có tuổi quả là khó khăn. Sự thay đổi mất ổn định trong mối quan hệ vượt quá sự chỉnh hợp con người  là một thách thức với các giá trị chuẩn mực truyền thống. Thì cái cũ đang rạn nứt sẽ mở đường hình thành một khuôn mẫu mới dựa trên cơ sở những mảnh vỡ của cái cũ.
Thưa nhà thơ, người ta thường dùng từ chỉ  sự chuyển đổi cái già là mái tóc, với những từ hoa dâm, muối tiêu, lốm đốm… còn cô dùng tóc ngàn lau?
Nhà thơ Hương Nhu:     Vâng cái tóc ngàn lau là mái tóc vàng như úa ủng của màu hoa lau trước gió. Nó hoe hoe,  phơ phơ tươm tướp của sự phôi pha, nhọc nhằn, gian khó trước nắng trước gió và cả thời gian. Song nó mãnh liệt đối chọi với tất cả hoàn cảnh ngiệt ngã để tồn tại…
.     Xin cám ơn nhà thơ.
.                                  
Ngọc Khôi Lê Nguyễn thực hiện

   CUỐI CON ĐƯỜNG


Em đơn côi hiu hắt cuối con đường

Anh về chậm. Đừng giận anh, em nhé!
Ùa về anh cả bầu trời tuổi trẻ
Ký ức một thời áo trắng em ơi!

Mắt em buồn nương náu khoảng chơi vơi
Đã thấm đẫm những nhọc nhằn cơm áo.
Đã đứt gẫy những nổi chìm mộng ảo
Chiu chắt những gì đã có cùng anh.

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh cầu hônCây khô kia đang thắm lại màu xanh
Điểm quay hướng ta về con đường mới.
Tóc ngàn lau biết còn nhau chờ đợi
Phía hoàng hôn ngời ánh cuối con đường!
.                                                   12-2012
.                                               HƯƠNG NHU

 

BÌNH LUẬN