Hương Nhu – TIẾNG TRỐNG THẤU CUNG ĐÌNH – Truyện ngắn

0
816

TIẾNG TRỐNG  THẤU CUNG ĐÌNH

                                 6                                                                                       Truyện ngắn HƯƠNG NHU

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh đánh trống cung đình huế1. Dứt xong hồi trống, Nguyễn Gia ĐỊch gác dùi vào tang trống như cũ. Anh đứng tại chỗ như cố ý chờ. Mấy lính vệ cung vua Nguyễn vội vàng chạy đến. Người lính tới trước, xấn xổ, túm cổ áo Gia Địch rồi phồng cổ quát:
–     Mả tổ nhà mi có táng ở hàm rồng mà mi dám ngỗ ngược rứa? Không sợ chém đầu răng?
–   Dạ, thưa, tôi muốn xin vào gặp nhà vua, ạ.
Cả tốp lính ập đến. Tiếng quát nạt lấn át:
–   Mi là thằng mô mà dám tới chỗ ni mần náo động cả Hoàng cung rứa?
Người lính dằng lấy cuộn giấy trong tay anh mở vội ra. Chỉ thấy vài tờ giấy có dấu triện đỏ, tức giận vất toẹt xuống đất:
–   Bọn mi đi kiện nhau à?
–  Thưa không ạ.
Gia Địch cúi ngay xuống cầm vội. Tay phủi cát bám, nâng niu, cuộn lại. Lính vệ hỏi:
–    Rứa giấy chi?
–    Dạ thưa, giấy tờ vào trình xin vua ban khẩn điền!     Không để cho Gia Địch trả lời khi ông Cai lính vệ tiến đến. Mấy anh lính vệ doãng ra đứng nghiêm chỉnh:
–   Bẩm. Thằng ni vừa phạm thượng. Chúng con bắt quả tang ạ.
–   Chính thằng ni?
–   Dạ!
Nhìn dáng nhỏ thó của Nguyễn Gia Địch từ đầu đến chân, ông Cai vệ không nghĩ là một nghịch tử. Việc làm của anh ta là của kẻ dám làm. Ông hỏi:
–   Ngỗ ngược hĩ? Có chuyện chi?
Gia Địch đĩnh đạc thưa:
–   Bẩm quan. Chúng con được dân làng cử đem giấy này lên trình đức vua xin khẩn hoang ạ.
Người cai lính lệ thừa biết. Kiểu này là mẹo của mấy anh đồ từ xưa đã có. Họ muốn gặp vua nhưng không thể vào được đành làm phép phạm thượng dù có bị đánh đập tù đày.
–   Lấy chi làm bằng chứng? Có giấy tờ chi?
Lúc ấy, Gia Địch mới tiếc rẻ vì anh không mang hết giấy tờ, để trình bày, mong có cơ hội. Lóe ra trong đầu anh, có thể anh bạn họ Lâm, còn ở cổng dò xét tình hình. Anh khai:
–   Bẩm lạy quan lớn. Người bạn con, họ Lâm, quê Hải Hậu, phủ Xuân Trường, giữ giấy tờ đang đợi ngoài cổng.
Kết quả hình ảnh cho cửa ngọ môn huếÔng Cai vệ cho lính ra cổng coi xét. Một lúc sau, lính lệ lượm được giấy tờ từ anh bạn họ Lâm, đem vào. Ông Cai hỏi:
–    Phải giấy tờ ni không?
–    Dạ bẩm quan, đúng ạ.
Trong mắt ông Cai vệ, bây giờ Gia Địch là anh bạch diện thư sinh đang muốn làm nên cơm áo. Song phận ông phải giữ phép nước nghiêm minh. Ông nói với đám lính:
–    Thôi được. Hãy tạm cho anh ta vào ngục rồi hậu xét!
Nguyễn Gia Địch lủi thủi làm theo lính vệ vào buồng giam. Nhìn quanh gian buồng, hai dãy cùm đang mở sẵn như có ý chờ… Người lính vệ đẩy anh vào gần chiếc cùm giữa gian buồng, gắt gỏng:
–  Xỏ chân vào cùm.
Gia Địch ngồi xuống. Anh nhẹ nhàng đặt chân lên nửa lỗ cùm. Lính vệ úp nửa chiếc cùm vào chân anh, đe nẹt:
–  Mi mà trốn thì cả họ nhà mi thân gia bại sản đó con!
–   Vâng ạ.
Vậy là Nguyễn Gia Địch đã vào tù. Hết ngồi rồi nằm, nghĩ suy. Đời là vậy. Tới được mục tiêu trong sáng, đâu có là con đường trải thảm. Con đường ấy thường gập ghềnh, nhọc nhằn, khổ ải. Thời gian đời người không được mấy mươi. Phải tìm đường tắt. Trong nghĩ suy anh, vẫn bừng lên ý chí phải vượt chông gai dù gian khổ, tù đày! Ta bước chân vào đây, liêu có là con đường ngắn nhất ta tìm?Nguyễn Gia Địch tiếp tục quyết tâm của người cha kính yêu, ông Nguyễn Gia Huệ (thường gọi là Phủ Huệ) luôn hiện ra trong mỗi suy tư. Từ ngày ông Phủ Huệ dắt dìu con cháu từ Quần Anh ra vùng bãi bồi này thì vùng đất chỉ là bãi sình lầy trống hươ trống hoác. Phía nam, là con sông chi nhánh hạ lưu sông Ninh Cơ chảy đỏ phù sa. Nó chỉ lộ ra khi nước rút. Mỗi khi mùa nước lũ chảy về, cả vùng ngập màu phù sa đỏ ựng. Nước rút đi, tạo ra nhiều dòng chảy đổ xuôi, nên sông này gọi là sông Cái. Sông Cái chảy qua bãi Cồn phía đông, ào ạt đổ ra biển hàng ngày

       Gia Địch vừa đi học về. Anh phải học tận đất cựu Tổng Quần Anh. Ở đó mới có thày dạy. Ông Phủ Huệ cũng về tới đầu ngõ. Quần xắn cao. Chân vẫn còn dính bùn đất ướt, tươi. Đã từ lâu, ông vẫn xắn quần lội ra giữa bãi sình rộng lớn. Có lúc ông Phủ đi khắp cả vòng quanh bãi ấy, ngắm nghía và lặng lẽ nghĩ suy. Gia Địch chạy ra đón cha. Ông Phủ vui lắm. Song với Địch, nhân cơ hội này anh sẽ hỏi ông về chuyện gì đang đến với ông.
–   Thưa thầy! Thầy có chuyện gì mới. Thầy kể cho con vui với, được không ạ?
Ông Phủ Huệ cười khề khà:
–   Cũng không có gì là mới, là vui đâu con. Đã lâu, suy tư thày chìm trong khó khăn và nghèo đói. Nhìn mảnh đất đầy phù sa mỡ màu này, thày muốn bao quanh, giữ màu, rửa mặn để anh em, bà con trồng cấy cây lúa, đỡ đi cái đói hàng ngày.
Lúc này Gia Địch mới rõ ngọn nguồn mà bấy nay cha mình đã để ý, thăm dò, nghĩ suy khắc khoải. Trên vùng đất bồi lưa thưa người với nhà tranh vách đất hoặc với túp lều đơn sơ dựng tạm, che nắng che mưa, lần hồi mưu sinh ngày, tháng. Họ cũng từ làng Quần Anh Thượng ra đây. Cũng có người thuộc Tổng Quần Phương thuộc huyện Hải Hậu. Cũng có người từ Quỳnh Nhai thuộc phủ Xuân Trường…
Nghe xong, Nguyễng Gia Địch vui lắm. Khơi đúng ước ao của anh. Mảnh đất này sẽ mơn mởn lúa xanh rộng đẹp như đất làng thổ cựu quê cha. Nhưng, có được là việc lớn và rất nặng nề. Ít người làm không xuể. Tuy nhiên nếu mình không là người ra tay góp sức cùng cha, thì không thể có nhiều người cung chung tay góp sức. Gia Địch nói ra suy nghĩ của mình.
–   Thưa thày, có điều gì cần tới con, con sẽ gánh vác một phần thày ạ.
Ông Phủ vui mừng thấy con đã khôn lớn. Song con vẫn là bạch diện thư sinh. Ông khuyên:
– Hãy học hành cho đến nơi đến chốn thấu đáo đã con. Rồi những việc tiếp phải đến lượt con…
–   Thưa thầy, con đã thi xong kỳ nhất. Con có thể dành thời giờ giúp thầy, nếu thầy tin cậy ở con.
Thấy con có ý chí, thể hiện quyết tâm cao, ông Phủ nói suy nghĩ của ông về mảnh đất bấy nay: Ông muốn dân làng ông có cơm ăn áo mặc. Ông muốn mỗi khi bão gió không phải đổ nhà nát cửa, nheo nhóc vật vã với từng miếng ăn thường nhật. Vì thế chỉ có thể là chính bàn tay họ và chính mảnh đất này mới có khả năng cho họ thoát khỏi bần hàn. Và họ biết yêu quý mảnh đất như thịt da của họ.
–   Suy nghĩ là vậy. Nhưng việc làm không phải dễ dàng tùy tiện. Đó là việc của nhiều người, đồng lòng chung lưng đấu cật .Nói ra, chắc sẽ có người chung sức Nhưng phải xin vua ban phép khai khẩn một khâu đoạn không dễ ai cũng có thể làm .
Nói xong, ông Phủ thở một hơi dài. Như chừng cái khó đang đè lên vai ông từng nấc nặng nề. Gia Địch ngẫm nghĩ một lúc rồi thưa:
–   Thày đã làm tới đâu và khâu nào còn khó? Thày nói thử con xem, liệu con có thể giúp được gì.?
Ông Phủ đăm chiêu nhìn con trai ông. Hình như là ông muốn đặt lòng tin vào con trai thật sự:
–   Thày đã bàn bạc ít nhiều với các ông Tổng, Lý của tổng mình. Ai cũng hào hứng cả. Song chưa có gương mặt nào có thể tới được Hoàng đô xin phủ dụ. Mà thày thì sức cũng đã gọi là già….
Tim Nguyễn Gia Địch đập rộn ràng. Anh muốn nói, con làm được. Nhưng còn e điều gì đó lỡ không tròn. Anh ngừng lại suy xét khả năng mình.. Nghĩ suy này không thể nấn ná lâu hơn. Anh mím chặt môi, rồi mạnh dạn bật mở:
–   Con sẽ làm thưa thày!
Ông Phủ mỉm cười độ lượng:
– Con mà làm được thì thày vui biết mấy. Con hãy phác sơ sơ cách của con. Và nếu có thể thì ngay từ mai, thày sẽ bàn bạc chuẩn bị….
Gia Địch tự tin hơn. Anh củng cố lòng mình, trình bày những nét đại thể. Xem ra ông Phủ ưng ý. Anh nói:
–   Con sẽ hết sức thày ạ. Con tin. Vì từ đời Lê Hồng Đức đã có đạo luật khuyến nông. Giờ mình làm đâu có trái với chỉ dụ khuyến nông tịnh điền khai hoang phục hóa của triều đình.
Ngay sau đó, cha con ông Phủ Huệ đã tổ chức khảo sát vẽ sơ đồ khoanh vùng. Ông lấy con sông Cái đổ về phía bắc làm ranh giới khai khẩn. Ngót một tháng sau tấm sơ đồ đã được vẽ chi tiết.Ông đem lên ông Chánh tổng Quần Phương chứng nhận địa giới. Tiếp đó ông lại đem trình lên phủ Xuân Trường. Quan phủ xem xét bản vẽ thấy đường nét sắc sảo, chính xác lấy làm mừng lắm. Mỗi năm đất bồi ven đê Hồng Đức ngoài phía biển đã thành bãi, thành bờ. Người dân đã ra đó làm lều làm trại, se tơ đánh bắt tôm cá. Ngoài Trại Chùa, Trại Mắm, còn có Trại Cồn Quay, Trại Cỏ Dầy….Có nơi đã là ruộng. Lác đác những mái nhà mọc lên và rau xanh đã thay cho màu xanh xú vẹt.

Vậy là công việc đầu tiên của cha con cụ Phủ Huệ đã làm xong. Trên tấm bản đồ vùng đất bồi đã có dấu con triện của quan Tri phủ Xuân Trường xác nhận vùng ranh giới, cũng xác nhận vùng sình lầy mới bồi chưa thuộc về ai khai phá.
Cùng đi tới Hoàng đô xin phủ dụ, Nguyễn Gia Địch đã chọn được người bạn họ Lâm lớn hơn tuổi anh. Là người có học, suy tư chín chắn, lanh lợi. Ông Phủ cũng cho thêm một người đi theo đỡ đần miếng cơm bát nước khi cần. Cả ba anh em vượt qua cửa Lác sang đất Ninh Bình, tắt đường làng để ra đường cái quan vào kinh đô Huế. Ngày đi, đêm nghỉ, các anh cuốc bộ quãng đường ngót 400 cây số tới Kinh đô.
Nguyễn Gia Địch biết tranh thủ vào trình vua để được xin phủ dụ. Hết ngày này sang ngày khác tới nửa tháng nay, anh chỉ nghe được tiếng Chờ! Anh nghĩ, đã có tiền lót tay trà lá cho lính lệ được nộp giấy vào trình. Song những đồng tiền ấy, nghĩ cho cùng không thấm vào đâu. Anh sờ túi. Túi lép kẹp. Tiền chỉ đủ cho ba người ăn đợi nằm chờ, đói, khát cũng chỉ được mươi hôm nữa. Nếu những xu này bay vào nơi không rõ lối đi thì đó chính là anh đã đổ cả mồ hôi, cơm áo mà cha mẹ anh đã dành dụm bấy lâu cho nghĩa lớn. Đã đến lúc này thì ta cũng phải liều. Nguyễn Gia Địch đưa ra ý kiến đánh trống. Anh bạn họ Lâm, nghe ra chiều ưng ý. Tuy nhiên, anh có nhiều kiến giải cái được, cái mất của việc làm này. Có thể các anh sẽ bị tù ngục Cũng có thể bị đánh đập, ghép tộì phạm thượng, khi quân… Xưa nay, đã có người làm vậy. Chỉ có điều là, một việc làm vì nghĩa cả thì với minh quân nào cũng tha thứ, để cứu xét đến cùng. Sự việc sẽ có kết quả. Cuối cùng, hai người đã nhất trí, chỉ có cách ấy mới có thể là lối đến được tận nơi…
Buổi sớm, Nguyễn Gia Địch giao những đồng tiền còn lại trong túi và một số giấy tờ xin khấn hoang. Anh chỉ giữ giấy tờ tùy thân, mõt số giấy tờ minh chứng như đơn xin khai khẩn… có dấu triện đỏ. Mặc quần áo chỉnh tề, anh theo chân đoàn quan triều vào cổng Đại Nội và thực hiện quyết tâm. Bạn anh ở bên ngoài, khách quan, quan sát và hỗ trợ việc anh làm.

2. ChKết quả hình ảnh cho hình ảnh tù gôngân của Nguyễn Gia Địch đã bị tra vào cùm. Anh ngoái đầu hỏi người lính vệ:
–     Thưa anh những giấy tờ của tôi để đâu rồi?
–   À cái thằng ni, mi giỏi thiệt a. Vô tù rồi, thân không tiếc, tiếc mấy tờ giấy mần chi!
–   Giấy tờ đó hệ trọng hơn cả thân tôi anh ạ. Tôi đã cuốc bộ hàng nghìn dặm vào đây chỉ vì những nội dung trong tờ giấy đó. Nó hơn cả gia sản nhà tôi. Nó cũng cần hơn cả tấm thân nhỏ bé của tôi. Các anh làm mất của tôi là có tội với dân làng tôi, có tội với cả đức vua đó.
–   Quan trọng rứa hề. Mi luận lý đáo để hề. Rứa mà mi dám phạm thượng. Mi không biết tội nớ nặng lắm răng?
–   Thưa biết!
–   Biết răng mi còn mần?
–     Làm thế để được gặp vua.
–   Thằng ni nói như thiệt? Nằm đó nghe con. Mi mà trốn thì ba họ nhà mi cái trôốc(1) không còn mô.
Anh lính làm xong nhiệm vụ, khóa cửa, ra ngoài. Cái nhà giam không đến nỗi chật hẹp. Nhưng không khí trong buồng thật nóng nực. Cùm gỗ lim làm bằng hai khúc to cả người ôm. Mỗi chiếc có bốn lỗ, có thể giam chung hai người, hoặc bốn người nằm xuôi ngược. Nó nối liên hoàn hai chiếc một. Một mình Địch nằm ở đây. Song anh không thấy cô đơn. Niềm tin chính nghĩa nâng đỡ anh, xúi giục anh. Ừ con đường tắt đầy chông gai nguy hiểm, nhưng tới được đích càng sớm càng hay.
Tới ngày thứ bảy, Nguyễn Gia Địch không nghĩ tới việc còn mất giấy tờ nữa. Anh cũng không nghĩ ngợi những câu trả lời nếu dịp may gặp được quan Dinh Điền và nhà vua nữa. Anh nghĩ tới những người đồng hành. Trước hết là anh bạn họ Lâm. Anh gửi gắm lòng tin và sự sẻ chia ở họ. Anh nghĩ tời người cha kính yêu ở nhà đang mong ngóng con từng phút, từng giờ. Trong các tình huống đặt ra, không có tình huống này. Song dù sao, tiếng trống của anh có ai cố tình ngoảnh mặt làm ngơ nó vẫn vọng tới tai. Dư âm ấy vẫn lan truyền như tiếng gọi….
Bỗng có tiếng ồn ào ngoài cửa, khác mọi lần và khóa mở. Lúc này Gia Địch lúng túng thật sự. Bởi bàn chân anh ở ngoài cùm. Anh vội đút chân vào cùm mấy lần mà đưa vào khó quá. Giờ không được nữa rồi. Người giữ khóa nhìn thấy. Tiếng trách nạt thoát ra giữa hai hàm răng khép chỉ đủ nghe:
–  Thằng ni to gan thiệt đó. Mi toan trốn hả?
–   Dạ, thưa, không ạ.
–   Không răng mi phá cùm đề rút chân ra ?
–   Thưa, đêm nằm xoay xở thế nào mà chân tự rút ra được đấy thôi. Chứ nếu định trốn thì tôi không ngồi ở ngay bên cái cùm này nữa.
Anh lính vệ nghe có lý. Anh tới nhòm vào ống khóa thấy không có gì khác lạ. Anh tra chìa mở khóa rồi giục:
–    Xống áo, ngay ngắn vô, rồi lên gặp quan.
–    Vâng ạ.
Gia Địch bồn chồn. Anh không rõ mình bị đưa đi hỏi tội hay điềm may đã đến. Chỉ khi vào phòng chờ của văn quan Dinh Điền anh mới an tâm. Anh được gọi vào và được hỏi một số vấn đề mà quan bắt khai thêm cho rõ. Nguyễn Gia Địch trình bày rất chân thực theo lời quan chất vấn. Anh cảm thấy thoải mái khi mình nói rất trơn tru, khúc triết như là đã thuộc lòng. Quan xem lại bản sơ đồ vùng đất một lần nữa rồi nói:
–   Việc của các anh làm đây là những ý đồ tốt, cho dân làng, lý ấp nhà anh, góp vào việc mở mang bờ cõi. Chắc mọi người đồng lòng chứ?
–   Bẩm lạy quan thượng, dân chúng con đều đòng lòng ạ.
– Xong việc đức vua phê duyệt và ra phủ dụ không phải ngày một, ngày hai, liệu các anh có chờ nổi không?
–    Dạ, bẩm quan thượng được ạ.
–   Vậy thì các anh cố chờ. Chỉ ít bữa nữa thôi nghe.- Ông ngoái gọi lính lệ vào và nói – Thả anh này ra cho họ chờ phủ dụ. của đức vua. Khi được gọi thì cho họ vào.
Anh lính lệ cúi đầu:
–    Bẩm dạ.
Thế là bằng con đường tắt chông gai, khổ ải, Nguyễn Gia Địch đã vượt và tới đích mong muốn. Bây giờ lòng anh thật rộn ràng khó tả. Nỗi vui mừng hơn cả tứ hỷ mà các cụ xưa thường vui nhắc tới: Anh ngâm nga:
Cửu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri.
Động phòng hoa chúc dạ,
Kim bảng quải danh thì
(2!

3. Có được phủ dụ rồi, Nguyễn Gia Địch nói với anh bạn:
–   Tiện đường, ta về luôn trên tỉnh trình quan Tổng đốc.
–   Phải thế nữa sao?
–   Đúng ra, phải qua quan tỉnh rồi mới vào trình đức vua ban phủ dụ. Nhưng ta, quả đã đi con đường tắt thật. Đây là việc khẩn hoang quai đê lấn biển mà luật vua đã ban động viên cho mọi người làm, nên nhà vua chấp thuận cho mình. Việc quản lý phải thông qua quan Đốc. Thà rằng ta đi lâu nhưng được việc.
Anh bạn họ Lâm hồ hởi:
–   Giờ thì tôi và anh Địch đi là được. Còn một người về báo tin để cụ Phủ an tâm, bớt đi lo lắng…
Ba người tới Ninh Bình thì chia tay làm hai.
Tới Quan Đốc thành Nam, lại có một chuyện rắc rối xảy ra. Ấy là một phần vùng đất này đã được ông Cựu Mẫn làng bên đứng ra xin khẩn hoang và cũng được phủ dụ cách đây ít ngày. Chính những ngày Nguyễn Gia Địch chờ ở Kinh đô xin phép thì trên mảnh đất sình ấy xảy ra tranh chấp, ẩu đả. Vì ngay hai bên bờ sông Cái, người dân hai làng trước đây đã tự tiện sang phía bên kia sông để khai phá, bắt cá tôm, làm ao đầm bẫy cá….
Cũng đã mấy lần quan huyện, quan phủ xử. Rồi chuyện đã tới quan Tổng đốc Nam Định. Cuối cùng ông Cựu Mẫn và ông Phủ Huệ phải lên tận Thành Nam gặp Tổng đốc để phân minh. Nghe trình bày của hai ông xong, Quan Tổng đốc nói:
–   Đứng về lý, hai ông đều phải cả, vì phủ dụ đều đã cho phép hai ông khẩn hoang…Nhưng trên thực tế, hai vùng đất mà dân đang khai khẩn có xen nhau từ trước. Số đất ấy chưa thuộc quyền sở hữu của bất cứ ai. Nếu các vị không nhường nhịn chịu thiệt đi một tí thì đức vua sẽ rút phủ dụ. Vì điều đó chứng tỏ các vị đã phạm vào tội lừa dối đức vua để chiếm đất….
Cụ Phủ Huệ nói:
–   Bẩm trình quan thượng. Tôi nhận ra tôi có thiếu sót. Vì khi đi xin phủ dụ vua ban, tôi đã không biết cụ Cựu Mẫn đây đã xin được phủ dụ của vua ban rồi. Vì thế xin cụ thuận tình cho chữ đại xá. Hai vùng sình lầy nay còn là vùng nước ngập mặn. Chỉ khi nào nước ròng, đất mới lộ ra và con sông Cái phân vạch ranh giới hai vùng rõ rệt. Vì thế tôi mạnh dạn trước quan thượng và xin cụ Cựu xét cho. Chúng tôi chỉ xin được khẩn hóa vùng đất nhỏ từ phía con sông Cái giáp Kim Anh lý(3) đổ về phía đông bắc mà thôi.
Ông Cựu Mẫn nghe ra thấy hợp lý với lời từ tốn của cụ Phủ Huệ. Ông xin nói lời:
–   Bẩm cụ lớn. Thực tế đất đai đã có quan trên xác nhận là đúng sự thật. Phía bên kia sông, đúng là dân lý ấp Hạ Trại có khẩn hóa được nhiều. Song cả một vùng chúng tôi xin khẩn hoang cũng còn quá lớn. Vì vậy chúng tôi sẽ về thông báo, nói rõ với dân chúng về phép nước đã ban. Và cũng thuận ý với cụ Phủ đây….
Quan Tổng đốc thành Nam nhìn hai ông một cách trìu mến. Ông đưa ra lời rất nhẹ nhàng:
–   Vậy là sự thỏa thuận đã tạm xong. Các ông ký vào bản văn ước xác nhận này. Chờ giấy xức của quan tỉnh, để chấp hành theo phép nước đã ban….

Từ tiếng trống thấu cung đình thổi hồn vào đất, dân Hải Hậu, Trực Ninh, Xuân Trường, nhiều nhất là dân Tổng Quần Phương, dân đất Quỳnh Nhai… lớp trước lớp sau, tụ về đây chung tay cải biến đất.
Người dân Quỳnh Phương vô cùng biết ơn các vị tiền bối. Một ngôi đền được xây trên gò đất cao nhất có từ trước khi khai khẩn. Dân làng trân trọng thờ cụ Phủ Huệ và cụ Nguyễn Gia Địch ở ngôi đền này. Cụ Phủ Huệ được vua ban phong Thành Hoàng làng.
Làng Quỳnh Phương của chúng tôi được tạo lập …cách đây ngót hai thế kỷ(4).
Trải qua bao thăng trầm biến cố, dân làng Quỳnh Phương đã một nắng hai sương chống chọi với thiên nhiên bão tố, lụt lội, hạn hán….Chống giặc đói, giặc dốt. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ mảnh đất, đã và đang thay da đổi thịt từng ngày. Tạo nên những bờ xôi ruộng mật hôm nay.
Chúng tôi càng tưởng nhớ về những nhát cuốc khai phá đầu tiên. Càng vô cùng biết ơn công sức của ông cha tạo lập.
Hải Phú , 1-2014
H.N.

   _____________________                           

  1. Cái đầu (tiếng địa phương)
  2. Hạn lâu, mưa rào đổ. Xa quê gặp bạn thân.     Lần đầu vào với vợ. Bảng vàng treo ghi tên.
  3. Lý: làng (làng Kim Anh)
    4. Làng Quỳnh Phương được lập trên cơ sở làng Kim Anh.ừ năm 1828 (thời Minh Mạng) cụ Phủ Huệ từ làng Quần Anh Thượng ra đây khẩn hoang lập nghiệp.

 

BÌNH LUẬN