Trao giải thưởng cho quyển ” Nỗi buồn chiến tranh ” là một sai lầm – Nhà văn VŨ HẠNH .

0
674

.       Trao giải thưởng cho quyển ” Nỗi buồn chiến tranh ” là một sai lầm

.                                                        Nhà văn VŨ HẠNH

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh nhà văn vũ hạnhVăn học, qua 50 năm của chế độ ta, là một mũi nhọn của cuộc sống, đóng một vai trò xung kích suốt ba thập kỷ chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xứng đáng với cái tên gọi là nền văn học tiên tiến thể hiện được sự dũng cảm của một dân tộc ngoan cường đứng lên giành lấy quyền sống trong sự độc lập, tự do, góp phần vào một cao trào vươn lên của nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Tuy nhiên, sau ngày đất nước đã được hòa bình, một số ngòi bút suy thoái lợi dụng mở rộng giao lưu đã cùng với bọn cơ hội tìm cách xuyên tạc quá khứ, hoặc tự đặt mình ra ngoài dân tộc, trên cả dân tộc, để giở giọng điệu cao đạo phê phán những sự nỗ lực hy sinh đã qua bằng những lập luận vay mượn từ phía kẻ thù. Nỗi buồn chiến tranh là một quyển sách thuộc nhóm loại này. Dựa vào những sự lệch lạc trong việc chấm giải đã tạo cơ sở cho sách được sự chú ý, bọn xấu bên trong cũng như bên ngoài lợi dụng để khai thác, với cái ảo vọng phủ nhận chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Thiết nghĩ, văn học của chế độ ta phải là món ăn của đông đảo quần chúng, phải thuộc thẩm quyền xét định của mọi tầng lớp nhân dân — chứ không phải là mảnh đất riêng của một thiểu số, của một tầng lớp — nên sự can thiệp vào các vấn đề văn học phải được thực hiện rộng rãi, thường xuyên như mọi vấn đề thiết yếu ở trong cuộc sống của chúng ta.
Mấy tuần vừa qua, trên tờ tuần báo Công an thành phố, chúng ta được đọc các bài của một số vị giám khảo đã bỏ lá phiếu trao giải cho quyển Nỗi buồn chiến tranh. Mở đầu cho loạt bài này, ông Nguyễn Quang Sáng có nhắc đến việc tự phê của tập thể Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa IV, trong báo cáo trước Đại hội lần V, rằng trong sách của Bảo Ninh “ Cách nhìn nhận lại quá khứ chiến tranh và cả cách nhìn hiện tại có những biểu hiện chủ quan thiên lệch đến nặng nề tối tăm mà độc giả thông thường, kể cả những người đã trải qua cuộc chiến đấu khốc liệt như trong truyện, khó có thể chấp nhận và coi đó là chân lý lịch sử ”, vì vậy, bản báo cáo đã đánh giá trở lại việc trao giải là “ thiếu chín chắn, nặng về khuyến khích một cây bút trẻ đã trải qua chiến đấu mà coi nhẹ tính định hướng của giải thưởng ”. Do sự thiếu chín chắn ấy, ông Nguyễn Quang Sáng hôm nay thừa nhận đã bị nhân dân cho mình “ăn đòn”.
Nói chung, hầu hết quý vị giám khảo trên đây thừa nhận việc trao giải thưởng cho quyển Nỗi buồn chiến tranh là một sai lầm, và đó là điều chúng ta chờ đợi.
Nếu các giám khảo được nghe hết những phản bác từ phía quần chúng thì còn ớn lạnh đến chừng nào. Kể thật khó hiểu, và thật khó tin, quyển sách ấy được trao giải. Nhưng đó lại là sự thực, sự thực nổi cộm như một vết nhọ cố tình bôi vào giữa dòng văn học và giữa những trang truyền thống vòi vọi những hy sinh cao cả cùng những chịu đựng phi thường vì nền độc lập, vì lẽ tự tồn. Nhiều người, bấy giờ cũng đã tự hỏi: Các vị giám khảo hầu hết là những chiến sĩ, gần như đã trải qua hai cuộc chiến vệ quốc trên các tuyến đầu, đâu phải là lớp đào ngũ mà lại chấp nhận cái nhìn như thế? Quý vị đâu có thể nào non yếu về mặt chính trị, đâu có thể nào mơ hồ về chuyện chiến tranh.
Phải chăng những năm tháng sống nhàn lạc trong cảnh hòa bình, quý vị đã để cho cái tư duy hình thức chi phối tâm hồn? Phải chăng, sau những biến động dẫn đến tan rã một số đất nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã khiến quý vị hoang mang, nên mượn bàn tay Bảo Ninh để mà gián tiếp phủ nhận quá khứ, tự tạo một tư thế “mới” để đón khách ngoài?… Những suy diễn ấy dầu đúng hay sai, dầu có thiện ý hay là ác ý, đều là sự thực mang tính phản ứng của một công luận. Do vậy, có những người đã trách rằng sự xét lại này xảy ra quá chậm: giải thưởng được trao cách đây bốn năm, và những bọn xấu đã khai thác nó một cách chí tình. Bốn năm, là thời gian dài để cho ngòi bút đã bị lệch lạc được sự khuyến khích đi sâu vào chốn lỡ lầm.
Nhưng chậm, vẫn còn hơn không, là điều chúng ta có thể lấy làm an ủi. Như chúng ta đã biết, hầu hết sự kiện văn hóa, văn học – từ sau 1975 – đều được đặt trong tình trạng phản ứng chậm chạp, vì chúng ta không chuẩn bị một cách chủ động từ đầu.
Điều đáng kể là khoảng cách, từ bốn năm nay đã ngăn quần chúng và giám khảo, bây giờ kể như đã được xóa bỏ, và chúng ta cùng gặp lại trong nỗi vui mừng. Đó cũng là sự giáng trả một bọn xấu ở các nước ngoài, vốn có quan hệ trực tiếp hay là gián tiếp với các đội quân xâm lược bị ta đánh bại trên các chiến trường, bây giờ muốn mượn văn chương làm thứ vũ khí hủy hoại chúng ta ở giữa thời bình.
..                        Nguồn: Công an thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM (18-10-1995)

VÀI Ý KIẾN nhân đọc nhận xét của nhà văn Vũ Hạnh:
1. Việc trao giải hàng năm là tim ra tác phăm hay nhất trong một giai đoạn  (thời điểm) nhât định. Nó mang tầm vóc văn học của một thời và sẽ là tài sản quốc gia. E rằng, truyện “ Nỗi buồn chiến tranh ”  này sẽ là điều xấu hổ với con cháu mai sau. Nếu chúng đem so sánh với nhũng tác phẩm cùng thời, nó sẽ vạch vòi tên và coi thường ban chấm giải.
2. Thái độ của nhũng ngươi có trách nhiệm giải còn có người thiếu nghiêm túc. Khi họ câm lá phiếu để quyêt định  sứ mệnh của giải, họ coi thương chính bản thân mình. Chẳng hạn họ không rõ thực thể về nội dung viết. Chẳng hạn họ chỉ nghe mang máng truyện ấy viết được đấy rồi a dua, bỏ phiếu…. Nghĩa là họ không đọc.
3 Trong định tính về việc xét trao giải họ bị  lệch lạc bởi một tư duy định sẵn. Chăng hạn ưu tiên cho nhóm người nhóm này hoặc nhóm kia, cho giới này hoặc giới nọ… Khi một tác phẩm hay đáng ra phải là đại diện cho một khoảng thời gian sáng tạo của một dân tộc (một cộng đồng). Vì thế, trong thời gian qua, có nhiêu tác phẩm chưa thể hiện tính đại diện ấy.
4. Thực chất ” Nỗi buồn chiến tranh ” là một cuốn sách viết thường thường về phương pháp. Nó xa rời chuẩn mực văn chương nhân bản thông thường. Có thể, nó chỉ phản ảnh chính cá thể người viết cả về tư duy và hành động. Nó không đại diện cho bản chất Quân đội nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nó là con sâu làm rầu nồi canh. Đáng lẽ phải loại bỏ tư sớm!
Cách viết, không có gì mới. Những câu văn chưa có gì được gọi là hay ho. Có chăng, có nhiêu câu ngắn. Nhiều câu chỉ mơi là mệnh đề. Cách này đã có nhiều ngươi xử dụng từ lâu. Và trước đó, Nguyễn Huy Thiệp đã khai thác triệt để trong tác phẩm của mình.
5. Với tư duy kiểu trên, vô tình sẽ  giết nhà văn trẻ ” Nỗi buồn chiến tranh “. Anh ta trong ngập ngụa của cái tôi ảo tưởng và trên  ngọn sóng mù ảo mà thiên hạ còn dâng, tạo ra cái hố sâu  chân sóng… !

BÌNH LUẬN