Nhà văn Hải Hà – CÔ Y TÁ NHỎ – tiểu thuyết

0
1351

Nhà văn HẢi HÀ
Tên khai sinh: Nguyễn Thị Tuyết Sương.
Sinh:1952. Quê gốc Hoài Châu, Hoài Nhơn, Bình Định. Từng sống tại Thành phố Bảo Lộc
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế. Hiện là Hội viên Hội Nhà văn  Việt Nam. Thừờng trú và sinh hoạt văn học tại Hội Nhà văn Tp.Hồ Chí Minh.

Tác phẩm đã xuất bản:
– Cô y tá nhỏ (tiểu thuyết – 2005, tái bản 4 lần)

– Điều kỳ diệu (tập truyện ngắn – 2007)
– Người nội tuyến (tiểu thuyết – 2009, tái bản 2015)
– Sóng ngầm phố núi (tiểu thuyết – 2010)
– Vớt trăng (thơ – 2013) 
Giải thưởng văn học:
Tặng thưởng đặc biệt tiểu thuyết Sóng ngầm phố núi. (Cuộc thi viết về đề tài  “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống 2007 – 2010” do Bộ Công an phối
hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức )

Quan điểm văn học: Với tôi, viết văn là một sân chơi trí tuệ hết sức tuyệt vời và vô cùng bổ ích! Nhiều đêm trở giấc, tôi tự hỏi mình đến với văn muộn hay văn đến với mình muộn?

 .           CÔ Y TÁ NHỎ

.                   Chương 8

   Hà ngồi đối diện ông bí thư tỉnh ủy và anh Vân chánh văn phòng. Cô hồi hộp chờ đợi, không biết có chuyện gì nghiêm trọng mà ông Bí thư cho gọi mình giờ này? Hà rất lo, dẫu biết ông bí thư mới về này là người rất bình dân. Ông hoạt động cách mạng từ trước năm bốn mươi lăm, đã từng vào sanh ra tử, dấu chân ông in trên khắp mọi miền đất nước, có tác phong rất giản dị, cách nói chuyện nôm na, dễ hiểu. Ông bị gãy một cái răng cửa, do năm 1945 bị địch tra tấn. Ông hay nói vui, “nay mai đánh Mỹ xong, tớ sẽ làm cả hai hàm răng bằng… răng sư tử”. Ông giải quyết công việc luôn đạt lý thấu tình, không áp đặt bất cứ việc gì cho ai. Ông luôn phân tích cho mọi người hiểu thông suốt và tự giác chấp hành một cách thoải mái. Ông nói, như vậy mới hiệu quả cao.
Mọi người cảm thấy không có sự ngăn cách giữa cấp trên và cấp dưới. Tuy nhiên, ông rất nghiêm khắc với những sai trái của bất cứ ai. Ông thường nói: Những người cách mạng là những người có ý thức kỷ luật cao nhất. Không có kỷ luật thì không có đoàn kết, mà không có đoàn kết chúng ta không thể thắng giặc được!
Ông bí thư tỏ vẻ rất quan tâm đến Hà, Ông hỏi:
– Cháu khoẻ chứ? Lúc này việc nhiều quá, cháu vất vả lắm phải không?
– Dạ, cháu vẫn khỏe, công việc vẫn ổn chú ạ. Lúc này ai cũng vất vả cả mà!
– Hôm nay chú gọi cháu lên là có một việc muốn trao đổi. Thôi thì với tinh thần người Đảng viên cộng sản, ta thẳng thắn nói với cháu. Vấn đề là có công văn triệu tập cháu về học lớp y sĩ tại Khu. Xét về tiêu chuẩn thì cháu đứng đầu danh sách được cử đi. Nhưng…thật tình cháu đi thì tỉnh ủy gặp nhiều khó khăn, không người thay việc văn thư, đánh máy chữ và công tác đoàn thể. Chú đã bàn kỹ trong thường trực tỉnh uỷ và anh Vân đây, cuối cùng không cách nào khác, đành phải gọi cháu lên đây, yêu cầu cháu hãy vì Đảng, vì dân mà tạm thời hy sinh quyền lợi của mình, ở lại làm việc được không cháu?
– Dạ, chẳng lẽ không có ai thay thế được nhiệm vụ hiện tại của cháu sao?
– Phải, nhiệm vụ y tá có người thay được, nhưng văn thư đánh máy cho cơ quan lãnh đạo tỉnh, đòi hỏi phải là Đảng viên và thành phần gia đình phải trong sạch, đồng thời tay nghề phải vững. Hiện nay không có ai khác ngoài cháu hội đủ ba điều kiện này. Cơ quan kinh tế có cô Thùy đánh máy là Đảng viên, thành phần gia đình trong sạch, nhưng chuyên môn quá yếu, văn hoá thấp. Người khác có văn hóa, tay nghề khá lại không đủ tiêu chuẩn chính trị. Còn một điều quan trọng nữa là công tác đoàn thể, kể cả đoàn thanh niên và hội phụ nữ, việc giao lưu, động viên chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cháu làm rất tốt, hiệu quả rõ rệt. – Ngưng một lát, bưng ca nước hớp một hớp cho thấm giọng, ông bí thư nói tiếp, vẻ mặt quan trọng hơn: – Cháu là văn thư đánh máy trong cơ quan đầu não của tỉnh, những chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng cháu đều xem, đều biết không sót một câu. Ắt cháu hiểu rõ tình hình cách mạng đang trong giai đoạn quyết liệt nhất, giai đoạn quyết định sự thắng lợi hoàn toàn, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Cháu biết đấy, theo tinh thần Hiệp định Paris đã ký kết – thành lập mặt trận bốn bên, nhưng chính quyền Mỹ Ngụy đã lật lọng, gây hấn. Cuộc hội nghị bốn bên ở Paris do hai đồng chí Xuân Thuỷ và Nguyễn Thị Bình dẫn đầu, có kết quả hay không là do lực lượng ta, quân đội ta ở miền Nam quyết định. Ta phải xông lên cắm cờ, giành đất, giành dân, tiêu diệt quân địch và hệ thống chính quyền các cấp của giặc. Toàn miền Nam phải đánh mạnh, thắng lớn mới buộc chúng phải chấp nhận các điều khoản ta nêu ra tại hội nghị Paris. Vì vậy việc động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu, đức tính hy sinh, đối với các đơn vị lực lượng vũ trang là rất quan trọng và cần thiết. Cháu là một trong số ít cán bộ đã làm tốt công tác này. Không được đi học khoá này là lãnh đạo không công bằng, là thiệt thòi cho cháu. Chú thay mặt cho Đảng, hứa với cháu sau này miền Nam giải phóng, có khoá học y sĩ đầu tiên chú sẽ đề nghị sắp xếp cho cháu đi học. Cháu thấy thế nào? Hả cháu?
Mái trường núp ở dưới tán hàng keo trong xóm nghèo. Ở đó có cô học trò nhỏ, ngày ngày mang gùi đi hái chè thuê, tối về xách đèn  dầu, ôm cặp đến lớp. Cô học chăm chỉ, làm nhiều, mơ không ít. Động từ nào cô cũng thêm tiếng “sẽ” đằng trước, rất ít ”đã”. Cô ước mình mau lớn, lớn thêm một chút nữa thôi để đủ vác cây súng mà nòng không bị chạm đất như người già chống gậy. Ước thành nữ Giải Phóng Quân, không phải đội viên thiếu niên giả vờ đi chơi, canh chừng kẻ lạ mặt vào làng, để các chú Giải Phóng họp tuyên truyền giác ngộ dân như bây giờ. Cô tưởng đang cùng các cô các chú Giải Phóng Quân, rung rinh lá ngụy trang, hành quân tiến về giải phóng Sài Gòn. Nếu có bị giặc bắt, cô sẽ dõng dạc hiên ngang như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi – vạch tội giặc, hô khẩu hiệu trước lúc bị xử bắn
Cô đọc say mê đến nhập tâm những tạp chí, những mẩu truyện nêu gương của Lê Văn Tám, Phan Đình Giót, Chị Út Tịch. Thấy mình làm ngọn đuốc sống, thấy mình lăn vào lô-cốt giặc, lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Tuy đã năm sáu con, vẫn bôn ba đi đánh giặc giải phóng quê hương, “ còn cái lai quần cũng đánh!” Thấy mình hòa mình trong đoàn học sinh sinh viên Sài Gòn đấu tranh chống giăc như Huỳnh Tấn Mẫm…
Tất nhiên cô không hở những mộng mị ban ngày cho ai, sợ người ta cười.
Ở lứa tuổi mà mặt mũi cũng như tính nết đều đang còn giai đoạn chấm phá, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm một khác. Những ham thích của Hà thường thiếu nét và hay “sớm nở tối tàn”. Tuy vậy, vẫn có những cái còn nguyên.
Thời con nít, những ước mơ như đốm lửa đã xuất hịên ở trong Hà, nó bùng cháy mãi đến nay không tắt, mà đã không tắt thì chỉ có cháy to hơn, lửa thật hay lửa thiêng đều thế cả.
Hà yêu quê hương lắm, mà không biết quê hương, bởi cô xa quê hương từ lúc còn rất nhỏ. Cô chỉ mường tượng nó là những lũy tre, hàng dừa, vườn chè, những đồi núi, dòng sông, tiếng vượn hú, chim kêu… Cô thường nói chuyện quê hương bằng những dòng nhật ký nắn nót, nóng bỏng và lủng củng, cất rất kỹ, chẳng cho ai xem, tuy không có gì đáng xấu hổ.
Những ngày tháng ác liệt và gian khổ không làm Hà bớt ước mơ. Trái lại, cái thế giới của những người sống có lý tưởng càng thêm đông, thêm gần gũi, như y sĩ Hùng, Y tá Sen chẳng hạn!. Những mẩu chuyện nói về quê hương đất nước, ca ngợi người anh hùng đã quên mình vì Tổ Quốc. Hà kính cẩn nghiêng mình đục xương dựng bia trong tim, dành phần sâu kín nhất trong lòng để sống với những người bạn lớn ấy, lặng lẽ đón những bài học về đạo làm người… Và giờ phút này đây, cô thấy mình phải thực hành, tạm bỏ quyền lợi bản thân, vui vẻ đón nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng đang cần.
– Dạ, thưa chú thật tình cháu muốn đi học khóa này, nhưng Đảng và cách mạng cần cháu ở lại, thì cháu sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà Đảng cần hơn.
– Thế cháu có buồn không? Ngoài ra cháu có đề nghị gì không?
– Dạ, được tổ chức, Đảng đánh giá cao nhiệm vụ lâu nay cháu làm, là cháu rất phấn khởi. Cháu xin hứa sẽ phát huy và cố gắng hơn nữa, để góp phần bé nhỏ của mình vào công cuộc đánh Mỹ sớm giải phóng đất nước, thế thôi ạ.

.                        ***
Đợt lên rẫy kỳ này là để thu hoạch bắp. Vì vậy, ngày ba bữa anh em ăn toàn bắp luộc và rau bí, bầu nấu canh. Mỗi lần được phân công đi rẫy, là như được đi bồi dưỡng, được ăn no và không phải làm việc trên bàn giấy căng thẳng đầu óc nên ai cũng thích. Hà cũng được phân công đi làm rẫy đợt này.
Hà đang ngồi gặm bắp một mình một góc. Đông, người bạn của Trí ở chung đơn vị với Hà cũng đi “bồi dưỡng” cùng Hà. Cầm qủa bắp bước tới chỗ Hà, anh vừa nhai vừa nói tỉnh queo, đủ mình Hà nghe:
– Trí hẹn mày tối nay ngoài bờ sông.- Em sợ vắng mặt, các chú hỏi thì sao? Nghe nói ở đây có nhiều cọp lắm phải không anh?
– Không biết.
Nói xong, Đông đứng dậy đến chỗ khác ngồi ăn. Đông nói chuyện cứ như người tiếc lời, nghe mà dễ phát bực, nếu chưa biết tính.
Cơm nước xong, Hà lấy chiếc khăn tay bấy lâu cô đã nắn nót thêu một cặp chim én đang âu yếm trên cành mai, góc chéo bên kia thêu chữ “trọn vẹn”. Gấp nhỏ chiếc khăn lại như hộp diêm, bọc vào túi áo, cô rảo bước xuống rẫy. Đi ra bờ sông, đầu óc Hà căng thẳng hồi hộp, vừa sợ các chú biết, vừa sợ cọp. Cả hai nỗi sợ như nhau. Nhưng Hà không phải sợ cọp lâu. Trí đã chờ sẵn ở bìa rẫy cạnh nhà. Trí cất tiếng làm hà giật thót như bị bắt quả tang.
– Em đó hả?
– Anh chờ em ở đây sao? – Hà hỏi sau khi đã hoàn hồn.
– Lo em sợ cọp, nên anh đón ở đây.
Trí dắt tay Hà đi dưới ánh trăng sáng. Bầu trời không chút gợn mây. Đến bờ sông, họ đứng nhìn trăng. nhìn sao soi lung linh dưới đáy nước, giữa núi rừng bao la tĩnh mịch. Tiếng chú nai con kêu tác tác bên kia sườn núi, có lẽ nó đang tìm mẹ. Tiếng côn trùng rỉ rả, tiếng thác reo rầm rì, tiếng gió lay nương lúa xào xạc, hòa địu như một bản tình ca chào đón họ. Cả hai cùng nhau ngây ngất thưởng thức, chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên giàu đẹp mà tạo hoá ban cho con người.
Cũng dòng sông này, nơi vùng hạ lưu, đã sản sinh tình bạn giữa Hà và Trí, rồi ngưỡng cửa tình yêu. Tình cảm của Hà, Trí được nuôi dưỡng nhân lên gấp bội ở những tháng năm sánh vai cùng nhau chiến đấu, trưởng thành, góp phần nhỏ bé trong sự nghiệp vĩ đại của Đảng. Tình yêu trong sáng, đầy ắp lý tưởng cao đẹp, không gì có thể ngăn cách. Hà, Trí ngồi nói chuyện tình yêu nhưng luôn có tiếng Đảng, tiếng Dân. Chất thép của chiến tranh làm cho tình yêu thêm đẹp, thêm sâu sắc. Và cũng dòng sông này, nơi nguồn thượng lưu, đêm nay Hà, Trí ngồi bên nhau tâm sự những điều muôn thuở mà vẫn đẹp mãi với thời gian. Bỗng nhiên Trí ôm chặt Hà, giọng buồn buồn:
– Còn ba ngày nữa anh đi học. Từ nay đến ngày đó chắc mình không có dịp để gặp nhau nữa. Nếu em được cùng đi học thì hay biết mấy! – Rồi giọng anh to lên như để động viên:- Song vì Đảng vì dân, ta phải hy sinh quyền lợi, chấp nhận chia xa một thời gian, phải không em!
– Em không buồn đâu, anh đừng lo. Thật tình bây giờ em đang lo cho anh, một là sức khỏe, hai là sợ anh nhớ nhung ảnh hưởng đến học hành, và điều này nữa anh phải hứa với em mới được.
– Em sợ lộ?
– Phải, anh biết đó. Tổ chức muốn em không đi học là vì có những yêu cầu công tác quan trọng, giao lưu động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hy sinh, của các chiến sĩ lực lượng vũ trang và công tác đoàn thể nữa. Chủ trương của Đảng là đẩy mạnh phong trào ba khoan trong nam nữ thanh niên “chưa yêu thì khoan yêu – yêu rồi thì khoan cưới – cưới rồi khoan có con”. Nếu chuyện chúng mình lộ ra, em ăn làm sao, nói làm sao đây?!- Được rồi, anh sẽ có cách khắc phục, nếu nhớ qúa anh sẽ tâm sự vào cuốn nhật ký cho vơi.
– Em có vật kỷ niệm này. – Hà lấy chiếc khăn từ túi áo đưa cho Trí rồi nói tiếp: – Anh giữ lấy, lúc nào nhớ em, anh lấy ra và nghĩ rằng anh gởi gắm tình yêu và nỗi nhớ vào đây. Đừng viết nhật ký nhiều, hãy dành thời gian học tập tốt, để sau này phục vụ cho Đảng cho dân, có như vậy thì tình yêu của chúng mình mới thực sự trong sáng, ngày về niềm vui mới được trọn vẹn.
Trí trải chiếc khăn ra bàn tay, ngắm ngía dưới trăng, thấy lòng bồi hồi khôn tả. Đây là món quà tình cảm mà Hà dành cho mình. Anh bỗng thấy quí trọng, muốn nâng niu nó như chính trái tim của Hà. Anh thổn thức thầm thì:
– Em nói đúng, anh sẽ gói ghém nỗi nhớ niềm thương vào đây, sao cho “trọn vẹn” nợ nước, tình riêng. Anh sẽ gói ghém vào đây – vào trái tim em yêu ạ. Nó sẽ cùng đập nhịp đập trái tim anh, cùng thở hơi thở của anh. Nó sẽ mãi mãi bên anh, không rời xa.
Sau khi Trí xếp khăn cẩn thận cho vào túi áo. Hà nói nho nhỏ như sợ điều mình nói sẽ xãy ra:
– Nếu khi nào không còn yêu em nữa,  thì anh đưa nó lại cho em!
– Chỉ khi nào em đòi, anh mới trả, nhưng sau đó anh sẽ giết chết em rồi tự kết liễu đời mình luôn. Chừng nào còn Anh Trí trên đời này, thì Hải Hà không thuộc người khác đâu!
Hà tát yêu vào môi Trí:
– Anh nói gì nghe ghê qúa hà! Điên sao chết vô nghĩa vậy?
Trí xoay người, ôm Hà vào lòng.
– Em là của anh, không ai khác được! Anh yêu em vô cùng. Đừng rời xa anh nghen em!
Hà trả lời Trí bằng những nụ hôn thắm thiết.
.                     ***
.    Lúc này tuy đã cuối mùa mưa nhưng thỉnh thoảng vẫn còn những cơn mưa bất chợt. Trời vẫn se se lạnh. Tình hình chiến trường thật sôi động. Hào khí tiến công vang dội khắp nơi trong cả nước. Quân và dân ở tỉnh của Hà cũng hoạt động rầm rộ không kém. Các lực lượng vũ trang tấn công địch từ mọi phía. Tin chiến thắng dồn dập bay về. Phong trào đi dân công tải đạn, tải lương thực, thực phẩm phục vụ tiền tuyến được bà con hậu cứ hưởng ứng sôi nổi. Đấy là công lao của các cán bộ làm công tác dân vận ở hậu phương. Kết quả là những kho hàng, kho vũ khí phủ bạt, núp dưới khu rừng già, lác đác chỗ nầy chỗ kia, lô nhô như những tảng đá khổng lồ. Cứ qua một đêm, lại mọc thêm mấy cái. Đơn vị công binh thì tất bật sửa đường làm cầu để đưa những khẩu pháo lớn và đón quân chủ lực về tỉnh chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô sắp tới.
Thời gian này Hải Hà được cử ra các đơn vị lưc lượng vũ trang,  động viên, kích lệ tinh thần chiến đấu, ý chí hy sinh, vượt mọi gian khổ ác liệt. Cô được ở lại trực tiếp chăm sóc thương binh cùng hai đồng nghiệp của mình ở đội phẫu thuật của các lực lượng vũ trang. Vì lực lượng cần chuyển địa bàn xuống phía tây để đánh giặc, mà thương binh  bị thương từ những trận đánh mấy hôm trước chưa được chuyển về bệnh xá ở phía sau. Đơn vị cắt y sĩ Khang, y tá Hào và Hà, cùng bộ dụng cụ tiểu phẫu và ít thuốc men, bông gạc để sử dụng cho thương binh trong thời gian chờ dân công tải thương xong. Sau đó họ mới về lại đơn vị tiếp tục phục vụ cho những thương binh ở những trận tiếp theo.
Cả tổ làm việc cật lực, mãi đến mười giờ đêm, thương binh mới được chuyển đi hết. Ba anh em ăn vội vắt cơm nguội còn lại từ lúc sáng, rồi tranh thủ leo lên võng ngủ bù cho mấy ngày qua không chợp mắt, chờ trời sáng đi về đơn vị. Vào nửa đêm, trong lúc đang ngon giấc, bỗng Hà nghe tiếng hô to: Địch! có địch! Hà liền lăn khỏi võng, quờ lấy súng, thì cũng đồng thời nghe những phát đạn dày đặc về hướng có Khang và Hào nằm cách cô sáu bảy mét. Hà siết một băng cạc-bin vào lưới đạn đang khạc ra tua tủa. Hào chưa kịp bắn viên nào đã bị trọng thương. Khang bắn xong một loạt AK rồi vội kê vai cõng Hào chạy. Trời không một ánh sao, Hà cũng nhận biết Khang cõng Hào chạy theo hướng sườn đồi, qua con suối nhỏ nước ngập mắt cá chân. Cô vừa chạy theo vừa nạp đạn bắn, yểm trợ cho Khang.
Khi nghe tiếng “Vi xi, Vi xi” Họ biết đó là đơn vị lính Mỹ chứ không phải lính Ngụy. Chúng nói hàng tràng nhưng Khang, Hà chỉ hiểu được có hai tiếng Vi xi (Việt Cộng). Có lẽ chúng đang hành quân và tình cờ phát hiện chỗ đóng quân của ta chứ không phải chủ động phục kích. Nếu nó chủ động phục kích thì chắc ba anh em chỉ có nằm im luôn trên võng. May mà thương binh đã được chuyển hết ra khỏi trại.
Chúng truy kích theo, bắn pháo sáng để tìm kiếm ta. Biết ta chỉ có ba người nên chúng quyết bắt sống cho được, vì chỉ có ba cái võng, một võng bị mấy lỗ đạn để lại vết máu, ba bồng, ba túi cứu thương bởi Khang, Hà chỉ kịp vơ súng đạn thoát thân. Khang cõng Hào chạy trước, Hà chạy theo sau. Qua ánh sáng của pháo dù Mỹ bắn, Hà thấy từ lưng của Hào máu phun ra từng hồi theo nhịp thở, Hà đoán, Hào bị viên đạn xuyên qua phổi. Chân phải anh bị gãy nát, đầm đìa máu, nó lắc lư theo bước chân của Khang.
Phía sau họ, đạn cứ bắn đuổi theo như vãi cát. Thỉnh thoảng Hà quăng trả lựu đạn, bắn  một loạt rồi chạy tiếp. Súng Hà hết đạn, cô dùng cây AK lúc nãy đỡ lấy từ tay Hào, bắn tiếp. Cứ mỗi lần Hà bắn, hoặc quăng lựu đạn thì tiếng lào xào hò hét của giặc chựng lại một lúc, rồi chúng lại đuổi tiếp, nhưng tiếng giặc xa dần.
Sợ phải cõng thế này sẽ không chạy thoát được, mặc dù Khang cõng Hào như cõng một đứa trẻ, bởi Khang cao to lực lưỡng, đang độ tuổi sung sức nhất, còn Hào người nhỏ nhắn, xương xương. Với giọng khó khăn, Hào nói:
– Bỏ tớ xuống! Các cậu chạy đi!
Khang thở hổn hển. Anh nói như đinh đóng cột:
– Không được. Chết cùng chết! Sống cùng sống!
– Máu ra nhiều quá, địch còn ở xa, hay để xuống em băng cho ảnh đỡ mất máu. Anh cũng cần nghỉ một lát.
Khang đặt Hào xuống gần gốc cây to để được chắn đạn. Hà rút khăn quấn cổ định băng cho Hào, nhưng anh đẩy ra và nói:
– Em để mà dùng. Anh không sống được đâu, đừng băng, vô ích!
– Đừng vậy mà anh! để em làm mau, kẻo địch đuổi kịp.
Hà xé vạt áo nhét vào vết thương ở lưng Hào, rồi lấy khăn cột lại. Khang cởi áo mình, rịt chặt cái chân Hào bị  gẫy, xong anh nhanh chóng cõng Hào chạy ngay.
Địch vẫn tiếp tục đuổi theo sau, đạn đại liên  bay rào rào trên đầu, song không làm giảm bước chân của họ, Cứ thế họ chạy mãi. Bỗng Khang quỵ xuống, làm Hào lăn  ra. Hà chạy tới đỡ Hào. Khang lồm cồm ngồi dậy ôm đùi:
– Đu mẹ, gẫy giò rồi!
– Địch tới gần rồi. Anh ráng bò đi. Em cõng anh Hào cho.
Hào phều phào nói từng tiếng một:
– Anh… không… sống… được… em dìu Khang… chạy thoát thân. .! Hãy giữ mạng… trả thù cho… anh.  Đừng để… cả ba… lọt vào … tay…giặc
Như có một sức mạnh vô hình, Hà bế xốc Hào chạy đi tìm bụi râm. Đặt Hào xuống, Hà nghẹn ngào nói:
– Anh nằm đây! Em sẽ quay lại.
Hà toan chạy đi. Hào nắm tay cô kéo khẽ:
– Khi miền Nam… giải phóng,… em tìm đưa… vợ con anh… cái này, đưa… cho anh quả… lựu… đạn.
Dưới ánh sáng của những trái pháo dù nối đuôi nhau bay lên cao, trái này chưa tắt đã có trái khác bay lên, Hà thấy rõ ánh mắt tuyệt vọng của Hào, song môi anh lại như hé cười:
– Đừng lo… cho anh, mau đưa… Khang… đi! – Hào nói phều phào như muốn tắt hơi.
– Dạ! Em sẽ quay lại. – Hà nghẹn ngào nói khẽ.
Hà chạy lại chỗ Khang đã thấy anh tự cởi quần dài của mình cột vào vết thương. Cô dìu anh đứng dậy, hai người rẽ qua một hướng khác. Khang lê từng bước khó nhọc xuống một khu rừng tán thấp.  Khang thì cao to, Hà thì thấp bé, vai cô không kê vào nách anh được, anh phải lấy tay tì vào vai cô để cò nhắc bước đi. Nghiệt ngã là cái chân bị thương nó cứ thòng xuống, như dài hơn chân kia cả tấc, vướng cây làm anh đau nhăn mặt. Càng động vết thương, máu càng chảy nhiều. Lúc này họ chỉ sợ ra nhiều máu địch dễ phát hiện, không nghĩ tới bị hạ đường huyết sẽ bị choáng, Hà với tay bứt sợi dây rừng, cô cột, kéo co gối Khang lại, rồi treo vào cái nịt đạn trên thắt lưng anh cho không bị vướng, dễ đi hơn.
Tiếng địch hò hét nghe mỗi lúc một gần. Khang bảo Hà:
– Em chạy thoát thân đi! Để anh núp ở đây, sẽ ăn thua đủ với bọn nó, chứ mình có chạy cũng không thoát được nữa rồi! Chúng sẽ lần theo dấu máu mà phát hiện ta thôi.
– Hay anh nằm xuống bò đi, để em nguỵ trang. Chết! bọn nó tới rồi kìa, nó đang bấm đèn pin tìm dấu máu. Em không chạy một mình đâu! Ta không bắn nữa, lộ mục tiêu. Bên phải có đám bòng bông kìa!
.   Bòng bông là một loài dương xỉ, mọc thành đám rộng, có nơi đến mấy mẫu, chỗ nào đất ẩm thích hợp thì nó phát triển càng nhanh, càng nhiều, chiều cao có khi ngập đầu người, thân ống, nhỏ như ngón tay, nhưng cứng, chặt khó đứt, cứ như ván ép cuộn tròn, màu huyết dụ, lá nó xanh, nhỏ nhưng dầy và cứng. Những cây chết khô cứ đứng mãi, lâu mục, lớp khác lại mọc lên, cứ thế, lớp này đan xen lớp khác, tạo thành đám bùng nhùng. Đi chân không mà đạp phải gốc khô chỉ có lủng chân. Đi vào đó thì phải giơ cao chân đè nó mà bước xuống, chứ rẽ để bước thì chỉ bị cứa nát da, xẻ thịt. Đã lọt vào đó, không tài nào chạy nhanh được, nó cứ quấn chằng chịt. Người ta nói rối như bòng bông là vậy.
Hà, Khang quyết định chui vào đám bòng bông là coi như cùng đường rồi. Bòng bông dày, núp vào đó thì địch khó phát hiện, mà chúng cũng không nhào vào đám bòng bông để kiếm, còn nếu như nó phát hiện được thì… tình huống ngoài ý muốn. Coi như năm ăn năm thua, không còn lựa chọn nào khác. Họ quyết định chui vào đám bòng bông.
Chân Khang cứ lắc lư vướng vào đám cây ấy, làm anh đau thót. Hà cố giữ sao cho chân anh không vướng. Khi Khang bước qua, Hà quay lại  lấy lưỡi lê súng AK nâng đám bòng bông lên để xoá đi dấu vết. Loay hoay mãi, cũng chỉ vào khoảng hơn mười mét. Hà và Khang đang lo, sợ địch thấy dấu máu, rồi xả súng bắn đại. Nhưng thật may! Trời đã cứu họ. Cơn mưa bất chợt ập đến!. Chỉ có ai sống trên mảnh đất này, mới thật sự thấm thía thế nào là mưa trên mảnh đất cao nguyên, những cơn mưa bất chợt, mây giăng giăng mù mịt, mưa như nghiêng trời trút nước xoá sạch dấu vết.
Thân hình Khang vốn to cao, màu da ngăm ngăm, giờ nằm trên thảm màu huyết dụ, với mỗi cái quần xà lỏn trên người. Dưới ánh sáng bàng bạc của buổi ban mai, da anh như trắng ra, người to bè, và dài hơn nữa. Hà nằm xuống bên cạnh anh, với tay kéo bòng bông che kín cả hai người. Một lát sau, tiếng giày đinh của đơn vị Mỹ nện lên mặt đất, tiếng súng đạn va vào nhau lách cách, nghe rõ mồn một. Chúng nói nhiều lắm, nhưng Hà không hiểu gì. Thỉnh thoảng Hà nghe chúng hét lên mấy tiếng Việt lớ ngớ “Đo  hang đi, đo hang đi”, Hà hiểu nó bảo đầu hàng đi…
Hà và Khang nằm im thin thít, không dám thở mạnh, bên cạnh ổ kiến nhọt đen sì, kiến bò qua người họ. Không biết do mất cảm giác hay sợ và kiến có chích hay không, mà chẳng ai thấy đau hay nhột gì cả. Họ cứ nằm im như khúc gỗ, nghe máu căng phồng như đông đặc trong các mao mạch, tim đập mạnh như muốn vỡ tung trong lòng ngực. Một chú cóc ngồi chong ngóc, da xù xì, mụn mủ như muốn chảy ra trông gớm ghiếc, hai mắt lồi dựng đứng nhìn họ, một nhúm da nhăn nheo ở cổ nó cứ nống ra thụt vào một cách gấp gáp, đều đặn. Hà vội nhét cả bốn ngón tay vào miệng mình, cố giữ không cho bật ra tiếng thét ngày thường nếu gặp nó. Cô hồi hộp sợ nó nhảy vào người như hồi hộp sợ Mỹ phát hiện, nổi da gà, chân tóc dựng ngược. Họ nằm không lâu, đã nghe tiếng máy bay cán gáo rè rè bay tới. Hà nghĩ bụng nó nghi mình trốn trong bòng bông nên trời vừa sáng, đã đem “gáo” tơí quạt . Phen này chắc mình không trốn thoát rồi! Vì cây rừng to bằng thân người, nó còn quạt cho nghiêng ngả, bụi tre gai còn bị rẽ ra như người ta rẽ tóc để bắt chấy, giết gàu trên đầu. Đám bòng bông – Cây nhỏ xíu này thì có nghĩa lý gì, nó quạt một cái chắc Khang và Hà sẽ nằm trơ trọi trên đất.
Không ai nói với ai, nhưng Khang và Hà cùng một suy nghĩ: “sẽ nằm chờ giây phút xấu nhất”. Còn mấy băng đạn, mấy quả lựu đạn này sẽ “chơi” với chúng đến cùng rồi ra sao thì ra. Chúng tao sẽ cho bọn “mặt Mẽo” chúng mày tận mắt chứng kiến khí phách dũng mãnh của người Việt Nam chống quân xâm lược như thế nào.
Hai chiếc máy bay gáo mò tới. Nó nghiêng cái cánh quạt xuống đám bồng bông mà quạt. Tiếng cây bòng bông khô gãy rào rào, lớp bồng bông tươi ngã lên nhau, lớp này chồng lên lớp khác, nằm bẹp xuống. Tiếng rốp rốp, ào ào, dần dần tiến đến chỗ Khang và Hà đang nằm  nghiêng mặt vào nhau. Khang đưa tay choàng qua vai Hà, anh ghì chặt như không để quạt gió thổi bay. Thảm thực vật đắp lên người họ dày hơn nửa mét. Như vậy, đám bòng bông chôn họ xuống chứ không phải bị tốc ra nằm trơ trọi như cách đây mấy phút họ đã nghĩ. Luồng gió đi qua đầu họ rồi đi thẳng, không quay lại.
Mỹ rút quân. Hà đưa Khang ra khỏi đám bòng bông. Lúc này Khang mới thấy ê ẩm cả người, những chỗ trên da thịt anh đạn Mỹ chưa phá nát thì lại bị bòng bông cào cấu. Nhưng dẫu sao, cũng thầm cảm ơn cây bòng bông đã che chở họ. Người Khang nóng ran, mệt rã rời, môi khô khốc, cái bi-đông dính theo dây nịt đạn cũng nhẹ tênh, khô ráo. Đang ở giữa lưng đồi làm gì có nước cho Khang uống?! Hà nhìn quanh, thấy những chiếc lá rừng còn đọng nước mưa nằm dưới đất, cô rón rén đổ vào ca từng ít một rồi cho Khang uống đỡ. Trong lúc cho Khang uống nước, Hà như sực nhớ đến Hào, cô nói:
– Bây giờ anh ráng nằm đây, em quay lại cõng anh Hào.
Khang mơ mơ màng màng gật đầu không nói.
Hào vẫn ngồi nguyên tư thế cũ, tay vẫn nắm trái lựu đạn da láng, nhưng khi vạch tán cây ra không thấy cái đầu. Hà điếng hồn điếng vía, toan chạy trở lại chỗ Khang nhưng chân nặng như  mang đá, cô đứng chết lặng, rồi từ từ quỵ xuống, cứ thế ôm mặt khóc nức nở: “Em đã ra đây cùng kề vai sát cánh với các anh… nhưng em không làm gì được cho anh… đến cái xác nguyên vẹn cũng không giữ được… em thật đau lòng quá!” Trong đầu cô hình thành bao câu hỏi và tự trả lời: Có lẽ anh ấy tắt thở trước khi chúng phát hiện, nếu không, trái lựu đạn kia anh đã chia lửa với chúng rồi. Hào đã chết, sao chúng nó còn độc ác, dã man đến như vậy. “Thật là loài khát máu”. Bỗng cô vung mạnh hai nắm tay, thét lên những tiếng như để khắc cốt ghi tâm:
Đế quốc Mỹ! Tao căm thù chúng mày! Tao thề giết hết bọn mày!
Trong tâm thức như có ai nhắc nhở, cái xác anh Hào còn đó, anh Khang bị sốt nóng đang chờ… Hà vụt đứng dậy. Mình phải mau đến với Khang. Không thì…trời ơi! Làm sao đây! Nơi nào cũng đang cần mình! Cô cầm súng đến bên xác của Hào, kéo lưỡi lê ra, đâm mạnh từng nhát xuống đất, dùng tay hốt đất lên. Cứ thế cô moi đến dộp cả da bàn tay, mười đầu ngón tay rướm máu, cô dùng miệng cắn mấy cành lá lót xuống hố, rồi đặt thi thể Hào xuống. Nước mắt và mồ hôi nhỏ lên thi thể của anh mà lòng cô thầm nhủ: “anh Hào ơi! Sao mà đơn sơ quá, phải không anh? Mong anh thông cảm vì kháng chiến và lúc này chỉ có mình em giữa nơi đây. Em xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt anh!”
.   hôn xong người anh, người đồng đội, cô không quên bẻ những cành cây đắp lên mộ. Như vậy cọp sẽ không dám moi lên. Hà chần chừ một lát, rồi  chạy như bay về chỗ của Khang. Thấy Khang nằm im không động đậy, Hà hoảng quá áp tay lên trán. Đầu Khang nóng ran. Sờ vào ngực thấy tim anh đập nhanh và yếu, Hà kêu:
– Anh Khang ơi! Anh Khang! Anh thấy trong người thế nào?
Khang cựa mình nói khẽ:
– Anh khát quá!
Hà lấy ca nước cho anh uống. Anh nhìn vào đôi mắt đỏ và sưng húp của Hà rồi với giọng khó nhọc anh hỏi:
– Anh Hào… không còn nữa hả em?- Thở ra một hơi dài anh nói tiếp: Tội nghiệp! Khi anh ấy ra đi mà không có chúng ta tiễn biệt. – Nói xong, Khang nắm bàn tay Hà đưa lên trước mặt, anh nhìn rồi hỏi: – Em chôn cất anh ấy rồi phải không? Anh biết, em đã làm được điều đó. Nhưng em có nhớ vuốt mắt cho ảnh không?
Hà nấc lên rồi gục mặt vào vai anh khóc nức nở. Khang đưa tay lên, dịu dàng xoa  vai cô, an ủi:
– Hãy vững vàng lên em! Nước mắt chỉ làm cho mình mềm yếu và người khác thêm đau lòng!.
Khang đưa tay nhẹ nhàng lau nước mắt cho Hà. Đoạn, anh hỏi tiếp:             – Em quên vuốt mắt cho anh Hào phải không?
– Không! Không … phải…
– Không phải là tốt rồi!
– Không tốt đâu anh! Chúng nó đã… cắt đầu đem đi!.
Khang vụt ngồi dậy, quên cả chân đau:
– Trời đất! Quân dã man! đồ man rợ! Đế Quốc Mỹ…, tao thề không đội trời chung với chúng mày, sẽ giết hết chúng mày… Quân man rơ! man rợ đến thế là cùng.
Khang ngửa mặt lên trời, hai hàm răng nghiến nghe răng rắc, cơ mặt co lên tạo những nếp nhăn rắn chắc toát lên sự căm thù lẫn thương đau đến cực độ. Hai tay anh nắm chặt, đấm thình thịch xuống đất rồi ôm mặt gục vào vai Hà khóc nức nở. Anh nói trong ước mắt:
– Anh căm thù chúng nó đến tận xương tuỷ!

NVTPHCM– Mặt trời đã sắp lặn, theo người dân tộc thì mặt trời còn một cáng xà gạc nữa sẽ đi ngủ, nhưng hai anh em vẫn chưa tìm được đường mòn nào cả. Nắm gạo rang dính theo dây nịt đạn mà Hà đã dành cho Khang cũng không còn. Hà đòi quay lại chỗ cũ để kiếm lại bồng bị, thuốc men cho Khang uống và may ra có gặp ai không. Nhưng Khang bảo chúng nó đã cướp đi hết, chứ làm gì còn mà lấy. Thế nào chúng cũng gài mìn chờ ta quay lại. Hà không nghe, nhưng rồi cô tìm mãi cũng không thấy.

Vết thương nặng, lại hơn hai ngày không có thuốc kháng sinh, đã bốc mùi hôi. Hà tháo ống quần đem xuống suối giặt rồi băng lại cho anh. Cả ngày nay Hà chỉ hái được mấy trái sim rừng lót dạ. Đói quá, hoa cả mắt, lúc này Hà chỉ ước gì có lửa để xuống suối lật đá bắt cua mà nướng. Cô quay lại hỏi Khang:
–   Em nghe nói người dân tộc họ làm ra lửa từ đá, thế anh có biết cách làm không?  – Có hai cách, một là lấy cật cây mum khô, mỏng, rồi kéo qua kéo lại vào thân nó, để bùi nhùi bên cạnh, cho hai vật cọ sát nhau thì nó phát ra lửa. Nhưng phải làm đến nửa tiếng đồng hồ, kéo nhanh và liên tục thì mới loé ra lửa được. Khả năng này anh và em bay giờ không làm được đâu. Còn cách thứ hai thì không nặng nhọc lắm, nhưng khó có lửa.
– Cách gì anh nói đi.
– Là dùng hai hòn đá đánh vào nhau, lấy miếng bông gòn thấm xăng để cạnh nó.
– Cách này thì càng không được, ta làm gì có xăng thấm bông.
–  Vậy thì, em còn nhớ đường quay lại mộ của anh Hào không? Nếu anh không lầm thì Hào cũng có hộp quẹt Zippo, ảnh bọc trong túi quần. Còn cái hộp quẹt của anh, lúc cởi quần băng chân, không biết nó có rớt ra không.
– Hộp quẹt zippo to và nặng nếu cột vào vết thương anh sẽ thấy cộm ngay chứ.
– Không biết lúc anh cõng anh Hào chạy, nó có rơi ra không. Còn lúc băng chân thì lính quýnh anh chẳng để ý có cộm không, nhưng nếu còn thì đã ở đây rồi. Hay từ đây đến chỗ anh bị thương gần hơn, em chịu khó đến chỗ đó xem nó có rơi ở đấy không. Nếu không, chỉ còn cách đến mộ anh Hào mà lấy, chắc ảnh cũng tán thành. – Rồi Khang quả quyết: Theo anh có khả năng hộp quẹt đã rơi ở chỗ bị thương. Em còn nhớ gốc cây lúc băng cho anh Hào không? Từ gốc cây ấy ta chạy khoảng năm sáu mươi phút nữa anh mới bị thương.
–  Chắc chắn chỗ đó còn vết máu, dễ tìm thôi mà.
– Em quên hôm qua có cơn mưa cứu ta đó sao?

 

– A,  phải rồi, em nhớ gốc cây đó trăng trắng phải không anh. Nhưng ở rừng núi thì  có biết bao nhiêu gốc cây trắng như thế.
– Có lẽ vậy, nhớ bẻ cây cho dày vào kẻo lạc đường nghe
– Thôi anh nằm yên, đừng cựa quậy nhiều, vết thương ra máu. Anh nóng quá, có lẽ bị sốt nhiễm trùng rồi. Nước em để đây, anh nhớ uống ít một thôi đấƯ
Khang gật đầu không nói gì nữa. Thật ra, anh đang theo đuổi ý nghĩ: Nếu không tìm ra hộp quẹt của mình thì liệu Hà có dám quay lại mộ người chết mà moi lên để tìm hộp quẹt không, mà lại là xác chết không đầu… Anh tính kêu chờ anh đi với, nhưng vẫn biết đó chỉ là ý nghĩ, “lực bất tòng tâ
.    Hà cố bình tĩnh nhắm hướng và thường xuyên bẻ cây làm dấu để lát quay lại. Cô đi mãi, thấy nhiều gốc cây trắng nhưng không rõ chỗ nào là chỗ Khang bị thương. Cô xoay qua, xoay lại, nhìn thấy con sóc trên cành. Cô đưa súng lên bắn, con sóc rơi xống gốc cây. Cô bước tới lượm mà lòng thầm nghĩ: Có thịt, mà không có lửa cũng như không. Khi quay người lại, Hà thấy có vật gì dưới đất ánh lên phản xạ những tia nắng cuối cùng của mặt trời trong ngày làm cô loá mắt. Hà chạy lại. Ôi! Mày đây rồi. Hà mừng quá vội quay về với Khang ngay, cũng là lúc màn đêm bao phủ. Cô mò mẫm tìm củi, dự tính nướng chín con sóc mới đánh thức Khang dậy. Lòng Hà thấy bùi ngùi nhớ đến Hào, nhớ ánh mắt anh nhìn cô lần cuối cùng và lời dặn của anh. Rồi cô đưa tay lấy tấm ảnh mà Hào đã cẩn thận bọc trong túi giấy bóng ra xem, thấy một người mẹ trẻ, bồng đứa con trên tay, có nụ cười thật tươi. Thằng bé nom kháu khỉnh, tay đưa lên trán chào kiểu nhà binh, miệng cười toe toét hồn nhiên. Nó thật giống anh. Hà đưa tấm hình lên môi và thầm nghĩ: chắc anh Hào yêu nó lắm! Cô lật phía sau tấm hình, thấy dòng chữ “Em và con trai của chúng ta, ảnh chụp tại nhà thầy mẹ ở thôn Nam sách, Kim môn, Hải Dương”. Rồi một dòng chữ khác nét, viết ở dưới, có lẽ chữ anh Hào, “anh nhớ và yêu mẹ con em lắm lắm!
.   Hà ngậm ngùi nhớ lại, lúc cô moi hố đặt anh trên mấy tàu lá xanh. Không một tấm vải bó cho anh… giờ đây anh đang lạnh lẻo giữa rừng hoang vắng. Còn cái đầu? Chắc bọn chúng sẽ dùng làm vật chứng để ghi nhận chiến tích và đã quăng đâu đó. Ôi, sao mà thảm thương quá! Cô ngậm ngùi lau nước mắt rồi gọi khẽ:
– Anh Khang ơi, anh Khang! dậy ăn chút gì đi anh
Khang uể oải mở mắt. Thấy có lửa, anh mừng lắm nhưng không sao ngồi  dậy nổi
– Anh nằm yên đó để em cho anh ăn.
– Có lửa hả em? Hộp quẹt ở chỗ nào vậy.
– Chỗ anh bị thương, hay trên đường ta chạy, em cũng không rõ
– Em bắn thú à? Lúc nãy mơ mơ màng màng, anh nghe có tiếng súng nổ, rồi thiếp luôn đến giờ. Ôi, thịt thơm quá.
– Vậy anh cố ăn nhiều cho lại sức.
/   Khang muốn động viên Hà nên khen thịt thơm, chứ thật ra miệng đắng ngét, nhai thịt nướng như nhai lát mì khô, chẳng ngon lành gì cả. Anh nuốt được vài miếng rồi thôi không ăn nữa. Hà cũng đoán được… Cô buồn và lo lắng lắm.
Đến nửa đêm Khang không ngủ được, anh rên hừ hừ. Hà dậy nhóm lửa sưởi cho anh.
Khang khẽ nói:
– Anh làm em vất vả quá.
– Không đâu, em đang lo không biết ngày mai em có tìm được đường về đơn vị để gọi người ra cứu anh … – Hà không muốn nói: Trước khi vết thương nhiễm trùng quá nặng.
Hà đốt đống lửa rồi dập tắt chỉ để than cho Khang ấm. Cô cầm nắm đuốc xuống suối lật đá lên bắt những con cua bỏ vào ca, rồi mang lên nướng, để dành cho Khang ăn vào ngày mai và cô cũng mang theo một ít
.   Sáng hôm sau Hà đi mãi đến xế chiều, vẫn không tìm thấy chỗ ở cũ, cũng không tìm thấy ai. Cô trèo lên một cây cao ở trên ngọn đồi  để xem có buôn làng nào ở gần đây không, vì có buôn làng thì sẽ có khói nấu ăn.  Mãi ở trên cây ngó tìm, đến khi thấy mây sà xuống thấp, xám xịt, sấm chớp đì đùng, cô vội tụt xuốn
Trên mặt cây rừng, trời còn sáng, nhưng khi xuống gốc cây, dưới mặt đất thì màn đêm dày đặc, tối sầm, không tìm thấy được lối đã bẻ cây làm dấu để đi. Trời đổ mưa. Hà mất phương hướng. Cô bị lạc trong đêm dưới mưa gió, hoảng quá. Cô bắn ba phát súng chỉ thiên báo hiệu cho Khang. Liền sau đó Khang bắn chỉ thiên một phát rồi hai phát, ba phát. Hà thầm mừng là Khang vẫn còn khoẻ, không mê man mới nghe được tiếng súng của mình. Cô theo hướng tiếng súng tìm về với Khang. Mừng quá, nhưng vừa đốt lửa lên, Hà bồi hồi xúc động, khi thấy Khang bị  ướt sũng, vì mái lá Hà làm chỉ che được nắng, đâu có che được mưa! Mùi hôi vết thương xông lên khó chịu. Hàng chục con vắt no máu tròn như quả sim chín, rớt ra khỏi người Khang đang bò lổm ngổm. Hàng chục con vắt đói khác đang bám chắc vào các vết trầy xước mà hút máu anh. Những con cua nướng lúc sáng vẫn còn nguyên, ướt mem. Lòng Hà quặn đau, cổ nghẹn cứng, mũi cay xoè. cô vội thêm củi cho lửa cháy to lên. Cô bắt vắt, hơ tay chân, dùng nửa ống quần khác làm băng, thay cho Khang, nhưng cũng bị ướt. Người Khang nóng ran, sức anh kiệt vì mất nhiều máu. Trước cảnh đó Hà thút thít khóc, rồi ngẹn ngào nói:
– Anh Khang ơi! Em thật vô dụng quá, em vẫn chưa tìm được người để cứu anh. Em còn suýt bị lạc, làm phiền anh. Anh nói đi, giờ em phải làm gì hở anh? anh nói đ
– Em rất tốt! Em đã làm hết khả năng của mình rồi. Không tìm được người, đó là chuyện khác, em đừng tự trách mình như vậy
.   Suốt đêm Hà ngồi chụm lửa, túc trực bên Khang, thỉnh thoảng nhúng tay vào ca nước lạnh rửa mặt cho anh để làm hạ sốt. Song, đó chỉ một phần, còn cơ bản phải có thuốc kháng sinh, chống nhiễm trùng thì mới mong cứu được. Nhưng Khang hiểu rất rõ, vết thương anh đã nhiễm hoại thư sinh hơi, sốt cao, có lúc người bị co giật. Ngày hôm qua cơn co giật còn thưa thớt, sáng nay xảy ra liên hồi. Anh đã có lúc tỉnh, lúc mê sảng.  Khi mê sảng anh nói như người đang chiến đấu: “Xông lên các đồng chí! Nó chết hết rồi… một thằng, hai thằng…. Khẩu B40 đâu…Anh Hào ơi, tôi trả thù cho anh đây!” Lúc tỉnh, anh bảo Hà thôi đừng đi tìm đường nữa, hãy ở bên anh. Nhưng có lúc anh bảo Hà hãy đi tìm đơn vị, tìm người, hãy tự cứu mình, đừng vướng víu vì anh, cứ để anh nằm đây một mình, mặc kệ anh. Thấy anh sốt cao quá, thường xuyên bị co giật, Hà không muốn xa anh một chút nào hết. Nhưng ngồi đây cũng không thể cứu sống anh được. Tính cách nào cũng không xong, lòng dạ cô rối bời. Cô rất sợ khi quay lại thì anh đã… . Như vậy cô ân hận lắm. Nhưng giờ này Khang đang trong cơn nguy kịch, Hà chưa có cách nào khác, chỉ biết ngồi túc trực bên anh. Thấy anh thở yếu ớt Hà nghĩ chắc sức anh không còn cầm cự lâu hơn được nữa.
.   Ông trời như cũng buồn thương, ủ rũ, mây đen phủ kín, cảnh quan hiu quạnh. Từ chiều hôm qua đến giờ, Hà cũng chẳng thiết gì ăn uống. Từ ngày ra công tác với anh, Hà chỉ  biết tên chứ chưa biết họ, biết anh người Nam bộ nhưng cũng chưa biết ở tỉnh nào, gia đình, cha mẹ ra sao? Ai còn, ai mất, không biết Khang có gửi gắm, nhắn nhủ, hay để kỷ vật gì cho người thân, như Hào chẳng hạn. Hà đang miên man với bao ý nghĩ, thì Khang kê
– Hà ơi, cho anh miếng nước.
-Dạ, có ngay đây anh!.
Hà kê ca vào miệng, khẽ đổ nước cho anh. Nuốt được hai hớp, anh đẩy ca, không uống nữa, mắt mở to nhìn Hà như muốn nói điều gì, rồi lại thôi. Anh nhắm mắt lại, hai giọt nước đọng tròn trên hai khoé. Hà kéo tay áo chậm cho anh, rồi nói:
– Anh Khang, anh cần gì, anh nói đi
Hà muốn hỏi rõ ra: Muốn nhắn nhủ gì với người thân? Nhưng cô không đủ can đảm. Khang lại mở mắt to và sáng hẳn ra làm cho Hà có linh cảm như anh muốn nói gì trong lúc lâm chung, nhưng còn ái ngại. Hà chưa đủ độ tin cậy chăng
– Hà ơi, em có thể đỡ anh dậy một chút được không?
– Dạ.
Hà dịch vào gần anh hơn. Cô đưa tay đỡ đầu, co gối kê hai đùi mình dưới lưng anh.
– Như vậy được không anh, có dễ thở hơn kh
– Đượ
– Anh uống nước không?
– Có.
Hà với một tay lấy ca nước kê vào miệng cho anh. Hớp hai hớp liền một lúc, rồi anh nhìn ra phía trước vẻ thoải mái.
– Hà ơi, chúng ta gặp nhau nhưng chưa có điều kiện hiểu rõ hoàn cảnh của nhau phải không em?
Hà vội nói như sợ anh nói nhiều sẽ mệt
– Dạ đúng. Anh người Nam bộ phải không? – Khang gật đầu. Còn em gốc gác ở miền Trung, nhưng em sống và lớn lên ở mảnh đất Cực Nam này. Mấy anh chị hay trêu là “đứa mất gốc”. – Hà cố gượng cười. Khang cũng hé môi. Hà nói tiếp: – Em có anh có chị, ba mẹ còn cả, em rất quý họ và mong muốn được gặp l
Khang thở một hơi dài, nhỏ nhẹ nói:
– Còn anh thì không có ai để mà mong gặp, chỉ có thương mà thôi chứ cũng không bày tỏ được, bởi họ không còn. Ba anh là con một, bị giặc Pháp giết lúc anh còn trong bụng mẹ. Anh ra đời cũng là con một. Mẹ gửi anh cho nội, đi tham gia đánh Pháp trả thù cho Ba. Hai năm sau mẹ bị bắt rồi chết trong tù. Anh lớn lên trong sự đùm bọc của nội. Anh cũng có một thời tuổi thơ gọi là êm đềm. Anh được cắp sách đến trường, cũng có quần áo mới. Sáng sáng, nội dúi vào tay củ khoai lùi. Nội cho anh hay, ba má anh cùng ở trong rừng đánh giặc, hết giặc sẽ về. Anh vui như chim sáo. Tối đến ngồi nghe bà kể chuyện đánh giặc của ba mẹ như chính chuyện của bà. Bà in vào lòng tuổi thơ của anh sự kiêu hãnh về ba mẹ, mà anh chưa một lần biết mặt. Nhưng tuổi thơ của anh ngắn ngủi lắm. Lúc anh mười ba tuổi, nội đã ngã gục trên tay anh bởi một viên đạn của tên bán nước. Từ đó anh sống côi cút một mình. Đi ra đồng mót củ, tự nuôi thân. Đến năm mười bảy, anh đi theo quân Giải Phóng, do một người đồng đội của ba anh đưa đi. Nhưng giờ bác ấy cũng không còn nữa. Có thể nói anh là người “tứ cố vô thân”. Nhưng rất may là anh không bị lầm đường lạc lối. Anh chiến đấu có mục đích, và hy sinh cho mục đích chính nghĩa đó. Như vậy cũng đủ lắm rồi phải không em. Nhưng… anh chỉ tiếc có một điều.
Khang như quá mệt, hơi thở gấp gáp, đứt quãng. Hà vội lấy ca nước cho anh uống. Hớp một hớp xong, anh lại mở to mắt nhìn Hà như khẩn khoản, cầu xin. Hà nghẹn ngào không nói được. Cô lắc khẽ tay đang đỡ đầu anh, như thúc giục, anh cứ nói đi, nói hết ra đi!
– Trước giờ anh chưa được yêu một cô gái… chưa được…  em có thể
.  Ánh mắt anh nhìn cô triều mến. Hiểu rõ ý Khang, Hà nghẹn ngào gật đầu và cúi xuống gần anh hơn. Ánh mắt Khang trở nên tươi tắn, long lanh diệu kỳ. Anh đưa hai tay lên áp vào hai má Hà vuốt nhẹ, rồi rướn người lên, đôi môi hé rung đặt vào môi Hà. Hà để yên như thế. Bỗng hai tay anh buông thỏng, đầu anh trở nên nặng trĩu trên tay Hà, cô vội kêu lên:
– Khoan đã! anh Khang ơi! Để em..
Rồi Hà đặt lên môi anh những chiếc hôn. Cô nức
– Anh Khang ơi, tội nghiệp anh quá, tội quá Khang ơi!

 

Để Khang nằm xuống, cô đưa tay vuốt đôi mắt khép hờ rồi ôm cổ, gục vào ngực anh khóc rưng rức. Cứ thế, cô khóc mãi trên xác anh, mặc cho mưa rừng trút nước ướt sũng cả hai người. Gió thổi ù ù như muốn vùi dập,  làm tê tái da thịt, tan nát lòng người
.   Nước mắt như cạn kiệt, sức lực Hà cũng không còn, giờ thì đôi bàn tay nhỏ bé ấy lại moi đất để an táng cho người đồng đội nữa của mình. Hà không vội vã, cô muốn làm cái gì đó thật tốt một lần cuối cùng cho Khang. Cô đào một lỗ rộng, dài, để cho Khang nằm thoải mái, chỉ bằng đôi tay nhỏ bé đã mệt lả của mình. Hà bẻ lá rừng thay chiếu, lót xuống đáy mộ cho êm lưng an
Việc đào hố tuy vất vả, nhưng từ từ đào rồi cũng rộng, cũng to. Giờ đây đưa thi thể Khang xuống huyệt mới là khó khăn hơn nhiều. Người chết vốn đã nặng, mà Khang lại to con
.    Hà còn nhớ câu Khang nói về anh Hào, và giờ đây, như đang văng vẳng bên tai cô: “Anh biết, em đã làm được điều đó!… em có nhớ vuốt mắt cho anh Hào không?”  Hà tự nói lầm thầm trong miệng, “vâng, em sẽ làm được anh à! Em đã vuốt mắt cho anh, giờ đây anh cho phép em đặt thi thể anh xuống huyệt. Hãy giúp em thêm sức mạnh.” Rồi Hà cúi xuống bợ đầu anh nhích qua một chút về chỗ huyệt, xuống dưới chân anh bợ qua một chút,  lại lên đầu, rồi xuống chân. Cứ thế không biết đến bao nhiêu bận. Cuối cùng cô cũng đưa được Khang xuống huyệt ngay ngắn. Song, bùn, đất, làm anh lem luốc không khác gì người sống. Hà không đành lòng để như vậy, cô xé tiếp vạt áo bà ba còn lại, xuống suối vò sạch, múc ca nước lên lau mặt cho anh,  rồi giặt lại, vắt khô nước, đắp lên mặt anh. Cô nói
– Anh Khang ơi, chỉ có vậy thôi! Em không biết làm gì cho anh hơn nữa… Vĩnh biệt anh!
.   Trời vẫn mưa tầm tã, gió thổi ù ù, cây cối nghiêng ngả, Hà ngồi xuống nắm từng nắm đất thả xuống mộ Khang một cách chậm chạp. Nước mưa tưới vào mặt, tóc cô rối bời, rũ xuống phủ cả mặt. Nước mưa hoà lẫn nước mắt, cô kêu lên thảm thiết, vang cả núi rừng
– Vĩnh biệt anh Khang! Em sẽ trả thù cho anh, trả thù cho Ba Má anh, Cho Nội của anh nữa
.    Rồi Hà bật lên khóc như chưa bao giờ khóc. Vừa khóc, cô vừa đưa hai tay cào đất đẩy xuống huyệt. Đắp mộ xong, cô bẻ cây khô cắm chung quanh, bẻ nhiều cành tươi đậy lên nấm
.   Mưa đã nhẹ hạt, sau những cơn nghiêng trời đổ nước từ tối hôm qua đến giờ, chẳng lẽ trời còn nước được nữa hay sao?  Hà lội xuống suối, lấy ca múc nước dội cho sạch quần  áo. Cô lật đá bắt một nắm cua. Nhìn lên bờ, thấy một bụi hoa huệ rừng trổ ba bông tươi thắm, cô bước đến dùng lưỡi lê bứng đem lên trồng trên đầu mộ của Khang. Hà nhóm lửa bên cạnh mộ, nướng những con cua, đựng vào cái lá bên bụi huệ, cô chân thành mời  Khang như  anh đang còn đó:
– Anh Khang ơi, em mời anh
.    Đống lửa lập loè bên mộ. Hà ngồi tựa lưng vào gốc cây, chỗ Khang nằm lúc còn sống. Bỗng Hà giật thót, khi nghe tiếng lào xào. Nửa mừng, nửa lo, không biết người hay là thú dữ, cô vội núp bên nấm mộ Khang, quan sát… thì ra là con gà lôi. Cô đưa súng lên ngắm nhưng không định vị được, gối mỏi tay run, không còn sức lực, bắn đại, trúng cũng được, không cũng được. Đoàng! Con gà không chết, nó cứ lỉa lỉa chạy một chân. Đoàng! con gà cũng không chụi nằm lại . Hà chưa muốn đi ngay. Cô ở lại đốt lửa cho ấm cúng mộ Khang một đêm nữa, coi như làm thêm một điều gì đó cho người đồng đội đã đi xa mãi mãi. Nhưng hình như cô không làm gì được nữa rồi, và cũng không đi nỗi nữa rồi! Người cô nóng ran, chân tay bời rời, cô gục trên mộ Khang lịm đi lúc nào không biết.
.                                   ***
.    Anh thương binh của đơn vị lực lượng vũ trang, trình bày và đề nghị giúp đỡ:
– Khi chúng tôi được khiêng ra khỏi lán trại, khoảng vài tiếng đồng hồ sau, tôi nghe có tiếng súng nhỏ và lựu đạn nổ giòn ở hướng ấy. Hiện ở đó có ba thầy thuốc, tên là Khang, Hào và một nữ y tá tôi không biết tên, nhưng thường nghe kêu cô y tá nhỏ. Tôi sợ có điều không lành cho họ. Tôi chưa chắc họ đã rời chỗ ấy ngay không, vì đã khuya. Nếu họ đi rồi, sao có tiếng súng. Tôi đề nghị các đồng chí xem xét và giúp đỡ, hoặc cho người đi báo đơn vị họ, mà như vậy cũng e quá muộn
Đồng chí chính trị viên bệnh xá suy nghĩ một lát rồi nói:
– Rừng núi bao la thế này biết đơn vị họ ở đâu mà báo, hơn nữa nguyên tắc bí mật, ém quân đánh giặc, làm sao họ cho biết đơn vị ở đâu, đánh giặc hướng nào? Chỉ có thể nhờ người đã đến đó khiêng thương  dẫn đường tìm họ mà thôi
Lập tức một người dân tộc KờHo biết đường, dẫn hai chiến sĩ của bệnh xá đến chỗ có chiến sự. Họ mang theo lương thực, thuốc men và cả cuốc tiểu liên nữa, phòng khi phải cần đến.
Đoán không sai, bọn giặc Mỹ đã gài mìn  lại láng trại thương binh để tiêu diệt khi ta quay về. Nhưng hai chiến sĩ ta đã có kinh nghiệm, nên không bị. Sau khi xem xét hiện trạng trận địa, họ nhận xét:
Anh em ta bị địch bất ngờ phát hiện, đánh úp. Họ rút quân theo sườn đồi, vì có dấu đạn bắn về một hướng. Họ có bắn trả nhưng rất ít. Có lẽ có người bị thương.
Hai chiên sĩ mem theo dấu đạn, gặp cái mộ, và từ đó mất dấu luôn.
Có lẽ một chết, hai bị địch bắt sống. Nhưng nếu địch bắt họ đi rồi, thì ai chôn người dưới mộ? Hay họ chôn rồi mới bị địch bắt? Khả năng này cũng không đúng, vì địch rượt, họ lo chạy thoát thân, chứ có thời gian đâu mà moi lỗ chôn người! Hay địch chôn? Làm gì chúng có lòng nhân ái như thế. Đến lúc hai chiến sĩ thấy dấu hiệu máy bay gáo quạt đám bòng bông xơ xác, thì khả năng hai người bị bắt sống đã có cơ sở hình thành trong họ. Họ tính quay về.
Ngay vào giờ phút định mệnh ấy, thình lình họ nghe một phát súng nhưng vẫn chưa kịp định hướng được. Nhờ phát đạn thứ hai, hai chiến sĩ theo hướng tiếng súng tìm mãi, họ kêu tên của ba người, nhưng chỉ nghe hồi âm bằng chính tiếng của mình. Mãi đến ngày hôm sau họ mới thấy Hà trong tình trạng “thập tử nhất sinh”.
Phải chăng có định mệnh?! Nếu như không có con gà lôi? Nếu như phát súng đầu Hà bắn trúng? Rồi Hà sẽ… ra sao?.

 

BÌNH LUẬN