. GẠO LỨT – TRONG Y HỌC
1. Hạt gạo lứt trong quan niệm Thiên- Địa- Nhân.
. Theo học thuyết Ngũ hành – Âm Dương thì vũ trụ được cấu trúc bởi 5 vật thể kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Sự đồng hóa và dị hóa (tương sinh và tương khắc) luôn được cân bằng bởi âm và dương. Con người ta như một vũ trụ thu nhỏ vì vậy cũng tuân theo quy luật thiên nhiên ấy. Chính vì vậy giữa con người và thiên nhiên (trời và đất) là một sự hợp nhất, tương tác lẫn nhau (Thiên – địa- nhân), thành một sự thống nhất cả về vật chất lẫn tinh thần.
. Cũng như sự trường tồn của thiên nhiên, con người luôn luôn được hòa hợp âm – dương. Sự đối lập thống nhất ấy nương tựa và chi phối lẫn nhau tạo nên sự sống con người cho nên con người là sản phẩm kỳ diệu cuối cùng trong quá trình tiến hóa của tự nhiên trong chuỗi dài biến hóa và gạn lọc vô tận của âm dương.
. Trời nuôi dưỡng con người bằng ngũ khí (Phong, thử, thấp, táo, hàn). Ngũ khí tác động vào cơ thể con người bằng nhiều cách như ánh sáng và âm thanh… tạo cho sự chuyển hóa trong cơ thể vận hành tốt.
Đất nuôi dưỡng con người bằng ngũ vị (chua đắng, ngọt cay, mặn). Cơ thể thu nạp từ đất các thức ăn vào tỳ vị, chuyển hóa thành máu và tân dịch, tác động lại ngũ khí, sinh năng lượng và sinh ra thần.
Quá trình thu nạp ngũ khí và ngũ vị quá thừa hay quá thiếu, sự chênh lệch ấy sẽ làm mất sự quân bình âm- dương, sẽ sinh bệnh tật.
Hạt gạo, tổng thể sự hòa hợp của trời đất sinh ra. Bản thân nó hoàn toàn được quân bình âm dương. Thay đổi cấu trúc nó là thay đổi quân bình mà thiên nhiên đã ban tặng
2. Giá trị hạt gạo trong y học.
. Hạt gạo là thức ăn đầu tiên nuôi sống và góp vào sự đấu tranh, bảo tồn và gìn giữ nòi giống con người. Từ cái thuở hồng hoang ấy, con người ăn sống hạt gạo. Chính sự thống nhất thiên nhiên (dùng hạt gạo nguyên mà không thay đổi làm mất vỏ cám) đã đảm bảo con người chiến thắng bệnh tật để sinh trưởng và phát triển
. Từ cổ xưa trước thời của Biển Thước, Hoa Đà, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông con người đã biết dùng gạo, thức ăn hàng ngày để trị bệnh. Đơn giản như dùng gạo nếp( hoặc tẻ) nhai đắp lên chỗ rắn, rết cắn, con giời leo. Tro rơm nếp đắp lên vết bỏng. Sau này tiến bộ hơn, người ta pha chế thêm tro cám hòa với dầu đắp chốc đầu cho trẻ con. Dùng cơm gạo lứt chữa bệnh tê phù.
Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã chỉ ra người ăn lúa gạo trong người âm dương khí huyết được điều hòa. Tính tình điềm tĩnh, hòa nhã, dễ cảm thông. Trong điều trị, dùng đồng bổ âm dương (bổ sung, nâng cấp) đem lại sự quân bình cơ thể mà không dùng các loại khác (hóa dược) để loại trừ hoặc hạ phẩm. Do đó trong thực đơn và thực trị các ông đã dùng khá nhiều gạo lứt.
. Các nhà y học tây phương từ lâu cũng đã quan tâm nghiên cứu lúa mì và hạt gạo trong cách trị bệnh. Chẳng hạn trong người bệnh ung thư có rất ít Selen mà Selen chỉ có trong gạo lứt. Bằng thực nghiệm Selen có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư.
. Vỏ hạt gạo (cám) chứa VitaminB1, tác nhân cần thiết chuyển hóa bột (glucid) trong vòng Kreb trong cơ thể người. Thiếu nó quá trình chuyển hóa ấy bị ứ trệ. Sự thiếu hụt lớn gây bệnh tê phù (bari-bari).
3.Thực chất dinh dưỡng của hạt gạo lứt dưới ánh sáng khoa học hiện đại
. Người ta đã tìm được đầy đủ các thành phần trong hạt gạo.( Các con số được viết sau đây là định lượng trong 100g thức ăn, ăn được ra miligam viết là mg%).
– Về năng lượng: gạo lứt hoàn toàn: 357, Đậu nành: 335.Thịt bò: 217. Thịt heo: 376. Trứng gà 144. Cá: 62
– So sánh giữa gạo lứt với gạo trắng (gạo đã xay xát). Tỉ lệ của gạoLứt/ gạo trắng:
Chất đạm:7190/5470. Chất béo: 300/600. Chất bột: 520/400.
Các loạiVitamin B1: 500/50. B2:6/3. B6:620/37 . C: 35/11. K: 10.000/1000
Chất khoáng:Kali: 1240/340. Natri:275/158 . Canxi: 21/17. Phospho: 352/186. Mangesi: 75/60. Selen: Gạo lứt: có mà gạo trắng bị mất hết.
Nhìn định lượng hai loại gạo trên ta thấy gạo trắng hao hụt một lượng đáng kể dinh dưỡng. Không chỉ thế, gạo trắng mất quân bình trạng thái thiên nhiên mà trời đất đã ban cho nó. Dĩ nhiên khi ta ăn vào sẽ làm thay đổi trạng thái tự nhiên trong cở thể, nghĩa là thay đổi quân bình âm dương.
Điều đó nhắc nhở ta trong cách bảo quản giữ gìn thức ăn là thật cần thiết,
4. Quan niệm mới về thực trị trong phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Phát huy kinh nghiệm trị bệnh hàng nghìn năm dựa trên học thuyết cổ những nhà y học hiện đại đã áp dụng trị bệnh bằng thực dưỡng. Phương pháp đó gọi là thực trị. Người đi đầu là G. Ohsawa người Nhật Bản. Ông đã đưa ra nhiều phương pháp trị bệnh bằng thực trị đặc biệt điều trị ung thư bằng gạo lứt muối mè.
. Ở Việt Nam, bác sĩ Lê Minh là người đi đầu trong việc áp dụng thực trị ung thư bằng phương pháp này. Bước đầu đã có nhiều người bệnh rất khả quan, kéo dài sự sống một cách êm dịu.
a. Bảy cách thực dưỡng của G. Ohsawa dựa trên cơ sở điều hòa âm dương.
(các con số tính theo tỉ lệ % thứ tự ):
– Nhóm Ngũ cốc/ Rau/Cháo/Thịt.
Cách 1: 40/30/10/20. Cách 2: 50/30/10/10.
– Nhóm Ngũ cốc/rau/cháo.
Cách 3: 60/30/10. Cách 4: 70/20/10.
– Nhóm Ngũ cốc/ rau .
Cách 5: 80/20. Cách 6: 90/10.
– Nhóm 100% ngũ cốc.
Cách 7: 100% .
Tuy nhiên Ohsawa khuyên nên ăn cách số 7 hoặc càng gần số 7 càng tốt.
b. Thực dưỡng theo bác sĩ Terajirma với vai trò gạo lứt:
– Gạo lứt + rau củ tươi + hải thảo + ít thức ăn động vật: Nhất định khỏe mạnh.
– Bánh mì đen +rau tươi+ hải thảo + thức ăn động vật: Khỏe mạnh.
– Bánh mì trắng + Rau củ tươi + thức ăn động vật: Không khỏe lắm
– Gạo trắng +rau củ tươi + hải thảo + thức ăn động vật: Tương đối khỏe mạnh.
– An nhiều gạo trắng + nhiều thức ăn động vật: Nhất định sinh bệnh.