VÒNG TAY THỜI GIAN – thơ Hương Nhu -Lời giới thiệu Nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký.

0
988

            Nhà thơ, Nhà giáo Ưu tú NGUYỄN NGỌC KÝ

         Kết quả hình ảnh cho hình ảnh nhà giáo nguyễn ngọc kýHương Nhu viết Vòng tay thời gian với những trải nghiệm dồn nén của thời gian tụ lại mà hồn thơ bật ra không kém phần lắng đọng đầy thẳm sâu lãng mạn. Hương Nhu khiêm tốn nói Ta là cây cỏ của đời. Song chính cỏ hiếm hoi ấy đã hòa quyện vào thiên nhiên để Chắt chiu tháng rộng năm dài mật hương!
      Vòng tay thời gian tuy mới chỉ là những chấm phá. Song từ những đường nét của một bức tranh, những nét chấm phá hồn nhiên, ta nhận ra một cảm súc chân thành, một góc nhìn cởi mở mới khác. Trong nhiều bài thơ chị đã khai thác sự so sánh tương phản để nhấn mạnh chủ đề và biểu đạt nội dung như Khát vọng, Ký ức về nguồn, Qua nhà cũ, Về nào Đamsan hay Rừng Amazôn sống mãi….
      Với cách vào đề tự nhiên như dẫn người quen vào thăm ngôi nhà của mình. Thăm một lớp học trò đang ngồi kia với những con mắt tròn xoe đang lắng nghe về cánh rừng Amazôn mùa mưa bạt ngàn hiểm trở nhưng cũng đầy mộng mơ mời gọi khám phá:
           Mẹ cõng gấu con qua lớp lớp sóng dồi
           Dũng mãnh băng về miền đất mới!
           Ôi những gấu con đã dệt nên huyền thoại
           Xóa mờ ranh giới thời gian!
                                                        Rừng Amazôn sống mãi.
      Viết tới đây, gợi tôi nghĩ tới lời của Robert Lee Frost (1874-1963) người Mỹ trong bài thơ The road not taken  có câu : I took the one less traveled by, And that has made all the difference. (Tôi chọn lối mòn ít có bước chân, và điều đó sẽ làm nên khác biệt). Dù phía trước đã có con đường kỳ vĩ thì vẫn phải có bước cuả riêng mình:  Nam nhi tự hữu xung thiên chí/ Hưu hướng Như Lai hành xứ hành! (Làm trai tự mình lập chí tung trời, đừng bước kiểu con đường mà Như Lai đã đi – Thiền sư Quảng Nghiêm (1121-1191))
    Bài học như thế là dòng tuôn chảy vào tâm hồn thơ mộng của lớp học trò để mãi mãi, hôm nay thành những mạch ngầm tới tận tế bào nuôi dưỡng chắp cho ý chí bước chân:
           Với bàn tay gấu con kia và cửa rừng đã mở
           Để tháng năm dài theo bước các em tôi!
                                          Rừng Amazôn sống mải
Và điều ấy đã được ghi nhận của một thế hệ học trò thành đạt ở câu kết bài thơ:                        Em vẫn nhớ về rừng Amazôn cô ơi!
     Ở bài Qua nhà cũ, chị đưa ra hàng loạt các suy tư. Nào chung riêng, nào xa gần, cũ mới… òa ập để rồi cùng tách bạch phân đôi. Chỉ cần 24 chữ cũng đủ nói về tâm trạng của một con người với độ chênh rõ rệt.
    Còn bài Thị thơm tác giả lại khéo léo đưa ra những con chữ tin cậy, dập dồn, khẳng định tình cảm trẻ trung của một cặp uyên ương Vẫn có em cận kề/Có em luôn đằm thắm/ Có em luôn vỗ về… để rồi tạo cho cái hồn của chủ thể thơ là cô Tấm trong nhà thu hút được sự thảo thơm mong muốn.
       Nhịp điệu thơ Hương Nhu, không biết phải nói là cũ hay nó chính là thơ. Bởi vì thơ chị luôn có vần điệu, đọc đỡ phải phân vân, ngân nga cho nó thành vần …Chị sử dụng và xâu chuỗi các ngôn từ khá hòa hợp. Những con chữ được dồn nén trong một câu thơ hợp lý. Nó chấp nhận một dung lượng vừa đủ cho một ý tưởng vừa làm tăng chiều kích thẩm mỹ không gian thơ và tăng sự liên tưởng đa chiều.
         …xanh/ đến xao lòng /quyến rũ (Mái trường)
         …én /lạc /đến hoang cả đời (Chở xuân)
Nhặt/ vô tình /xa xót /mãi không thôi ( Bóng tròn)   
            Dò lan nở /một mình/ tim tím biếc
Cuối xuân/ hờ/ hong/ cái nắng đơn côi.(Về đi anh)
     Đa phần các bài thơ có một kết thúc mở. Gợi cho người đọc một cảm giác mới mẻ. Ở mỗi vùng liên tưởng vừa thấm tháp hài lòng với điều tròn trịa, vừa bâng khuâng với một điều sắp sửa chưa thành:
                          Xổ tung kết /một sắc mầu đồng tâm (Kết một sắc mầu)
  Hay                           Lòng yêu nên biển bãi bồi,
                         Cho cây bám rễ nảy chồi biếc xanh
                                                                  Biển bãi bồi
Hoặc                Không tìm nhặt nghĩa là em đứng dậy
                           Để trở về nguyên với bóng tròn em!
                                                                     Bóng tròn
    Những gợi mở không chỉ làm dày thêm độ đậm của hình ảnh mà còn làm tăng độ tương phản của màu sắc trữ tình:
Lúa nương đến tháng sinh sôi
                             Đang đau quặn giữa tinh khôi trở vần
                                                                    Lúa nương
  Hay                     Dâu xanh là bởi nắng hồng,
                             Ta mong là bởi cõi lòng ta yêu!
Ơn dâu
     Xin giới thiệu mấy bài thơ trong Vòng tay thời gian:

XUÂN  HỒNG

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh mùa xuân hồng
B
ỏng cháy trong nắng chiều
Một niềm thương và nhớ!
Qua đêm Đông duyên nợ
Nhận về ngày chớm Xuân.

Một sắc hoa hồi sinh
Trong đam mê bối rối.
Ta chăm vườn cây trái
Bằng mầu của xuân hồng…

Ta thu mùa vun trồng
Đượm xanh màu đôi lứa.
Vẫn cháy chiều ngọn lửa
Bằng hương sắc nồng say!
HƯƠNG NHU


KÝ ỨC VỀ NGUỒN

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh thắp hương cúng tổ                
C
on gái sớm nay về  bên mẹ bên cha
Ngời nét chữ cha hiện lên hình bóng.
Nén hương thơm vô tình lay động
Xao xác cội nguồn òa ập tấm lòng son.

Gập gợi bước cha rong ruổi vì con
Giữa buốt gíá  trên  cầu trơn thế cuộc.
Bàn tay vẫn  mát lành với từng thang thuốc
Trị bệnh, cứu nhân cho mỗi đời thường.

Nỗi cơ cực chạy tề trên đất Kiến Xương.
Cùng cái xót đau thác ghềnh kiêu loạn.(1)
Sông thấu hiểu đến xanh lòng độ lượng
Cha vịn vào tròn khuyết một niềm tin.

Ký ức buồn chìm nổi những hằn in
Lững thững trôi qua từng năm tháng.
Cha định hình từ lòng tay trong sáng
Bắt mạch, kê đơn bốc thuốc trả ơn đời.

Thấp thoáng bóng cha, rạng rỡ nụ cười
Phía sau mỗi lo toan, nhọc nhằn cơm áo
Là miệt mài với từng trang bản thảo
Đầy ngữ nghĩa câu từ cha mới dịch xong.

Tâm niệm cả đời nhân ái, bao dung
Làm hành trang cho chúng con  mỗi bước.
Vịn vào buồn vui, vịn vào mực thước
Con mỗi hướng đi thêm một vững lòng.

Đỏ nén hương trầm, khói lửa bập bùng
Thấu suốt âm-dương vo tròn hư thực.
Thấm vào nắng mưa thấm vào ký ức
Về ngọn nguồn nguyên vẹn của yêu thương!
HƯƠNG NHU
_____
Ảnh minh họa
1. Năm 1956

RỪNG  AMAZÔN  SỐNG  MÃI

                            Tặng các em học trò của tôi

     Em chào cô !  –
                          Giữa òa vỡ tiếng cười.
Ôi! –
   Tôi nhận ra khách của chuyến đò năm trước.
Người đã là kỹ sư. Người đã là chủ tịch
Mà cái giọng vẫn như trả lời bài học ngày xưa.

Em đưa tôi về cánh rừng Amazôn mùa mưa
Gấu mẹ giữa chằng chịt dây rừng rối rắm.
Phía sau lưng, con sông xanh sâu thẳm
Cúi đầu? Hay chinh phục đổi đời!

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh rừng amazon

Mẹ cõng gấu con qua lớp lớp sóng dồi
Dũng mãnh băng về miền đất mới!
Những chú gấu con đã dệt nên huyền thoại
Xóa mờ ranh giới thời gian!

Tôi vẫn nhớ, tròn xoe con mắt các em
Rừng Amazôn như đã len từng hơi thở!
Với bàn tay gấu con kia
                               và cửa rừng đã mở
Để tháng năm dài theo bước các em tôi!

Tôi nhận về lời nói hồn nhiên –
Em vẫn nhớ về rừng Amazôn cô ơi!
Kỷ niệm Đại hội
                     cựu giáo chức năm 2010
                                     HƯƠNG NHU
_________

1.Sông Amazonas Nam Mỹ dài 6800km với lưu vực 1,7triệu km2 rừng nhiệt đới                           


SẮC THU

Nắng thu lẩn đâu mất
Hay hoa cúc hút hồn?
Lá vàng chạy tìm nguồn
Thành sắc thu rực rỡ!

Giọt thu rơi cách trở
Trôi về biển nhớ nhung..
Đêm heo may đòi nợ
Thu thốt thảng chạnh lòng!

Ta đợi màu thu tỏ
Hạ dần thưa tiếng ve
Hoa phượng nhạt sắc đỏ
Hẹn thu ta cùng về.

Ta âm thầm tích góp
Cả vui, buồn cho nhau.
Cả đường xưa thưa thớt
Tơ lay vàng bóng chiều!
HƯƠNG NHU


QUA NHÀ CŨ

Chốn xưa
Nhà xưa đâu rồi?

Lại
Qua
Lối cũ chơi vơi

Chung
Riêng
Vơi đầy tách vỏ

Gần
Xa
Cũ mới phân đôi!
HƯƠNG NHU


          

        BÓNG TRÒN


C
âu thơ ai, vô tình như lá rụng
Để em tôi tìm nhặt suốt một đời!
Lá tươm tướp cứa vào em rát bỏng
Nhặt vô tình xa xót mãi không thôi.

Hà Nội mùa lá rụng - ảnh 5Em gượng gỡ để rồi xin trả lại
Khi cây khô buông thảy lá cũ mèm.
Không tìm nhặt nghĩa là em đứng dậy
Để trở về nguyên với bóng tròn em!
                   Nam Định 18-5 -2011
HƯƠNG NHU


NÓI  ĐI NÀO  NGHE ANH!

Anh như sóng bão giông
Của nghìn năm ập đến.
Em như hạt cát biển
Quá bé nhỏ mong manh.

Anh như gió ngàn xanh
Cuốn hồn em mê mải
Chẳng biết sẽ về đâu.
Hay vỗ về  cát bãi?

Con tim em bé dại
Chỗ nào để tung hoành
Sao anh cứ nén mình
Dấn vào trong tù ngục?

Vì sao em chẳng biết
Đó là lời gửi trao!?
Sau này dẫu về đâu
Nhớ điều chưa nói hết!
HƯƠNG NHU


DƯỚI  NẮNG

   Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh lăng khải địnhNhón gót bước lên lăng Khải Định
Mây lang thang đâu vắng chẳng về?
Vòm trời cao mà nắng thì rất mỏng
Ta được lần gom nhặt nắng say mê!

Trên ngai vàng phệnh phạng dáng uy nghi
Dưới lớp hoàng bào như là che tội lỗi
Nhận ra mình? Con mắt buồn sám hối
Nên phúc diện hoàng không giấu xót xa.

Dưới sân hoàng lớp lớp bá quan kia
Rất oai nghiêm nhưng chỉ là tượng đá
Thần thánh nào có thể ban phép lạ
Giúp cho hoàng vận mệnh trước giang sơn?

Một đời người ai cũng một hàm ơn
Sống nhờ nắng và  ngàn thu với đất.
Nên để lại những gì còn mất
Vì một mối non sông mới thật nên người!
                           Huế, Hạ chí 2012
HƯƠNG NHU



VỀ NÀO, ĐAM SAN

Như vệt nước loang dần
Ngấm cô đơn quạnh quẽ.
Em núp sau kẽ lá
Liệu anh có biết tìm?

Khuya khép cánh đại ngàn
Tiếng chim gù đã nghỉ
Có ánh lòng Hơnhí
Nhanh về nào, Đamsan…
                   HƯƠNG NHU


CHỚM  ĐÔNG

Em như cánh đồng khô
Chờ mưa anh vò võ.
Anh như con thác đổ
Cuộn nước về tình em!

Sóng nước nguồn dịu êm.
Vỗ về em đầm ấm
Da diết như mạch ngấm
Đang ru hồn đêm đềm.

Chớm đông về lạnh thêm
Vì sao anh có biết?
Đừng hững hờ biền biệt
Đêm đông tàng lòng em!
HƯƠNG NHU

BÌNH LUẬN