Bác sĩ Tố Hoài – STRESS hiện hình và hóa giải

0
831

STRESS HIỆN HÌNH VÀ HÓA GIẢI

131. Sự đối mặt… bất ngờ có thể là stress ?
Có thể hơn một lần bạn đã gặp stress rồi đấy!
Bạn thử hồi tưởng lại xem, lúc bé tí teo, có ai dọa nạt làm bạn phải khóc thét lên không? Bạn có gặp một con vật nhỏ bé như con sâu, con rắn hay con chuột con đỏ hỏn… mà hãi đến run người, thậm chí phải hét lên, rồi chạy trốn?
Trong vật lý học, stress là để chỉ một vật chịu một lực nén (pressure). Còn trong sinh lý học, ám chỉ sự căng thẳng (strain) trước sự sống còn, phải làm gì?
Ở con người, trước một tác động nào đó (hoặc tức thì, hoặc liên tục kéo dài) vào tinh thần hoặc thể chất hay cả hai thì cơ thể phải có những đáp ứng mạnh trước thách thức gây ra. Đáp ứng đó có thể hiểu là stress!
Cần phân biệt stress với một số trạng thái xúc cảm khác.  như những tác động gây phiền nhiễu (hassless), hụt hẫng (frustration) hay lo hãi (anxiety)…
Với… stress, giới nữ hay gặp nhất!

2. Nhận thức trước sự việc ra sao?
Trước một sự việc hay một hoàn cảnh, mỗi người sức chịu đựng khác nhau đi đến phản ứng cũng khác nhau.
Đa số, trước đau thương đổ vỡ, ngay cả khi gặp kẻ thù, vẫn bình tĩnh tìm được những giải pháp khắc phục. Số ít người, tinh thần hoảng loạn, bị suy sụp ngay khi mới gặp. Quá trình lo hãi, căng thẳng, đè nặng nội tâm, gây rối nhiễu tâm lý và phát sinh các triệu chứng bệnh tật.
Có người với niềm vui thắng lợi, một tin trúng số độc đắc, thì thức tỉnh gia tăng, hưng phấn, lạc quan. Điều đó rất lợi cho sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động. Song một số ít lại là cơ sở cho stress. Sớm thì bị ngất như bất ngờ trúng số độc đắc. Muộn thì cay cú như khi đánh bạc bị thất bại, thua cay… Tác động tinh thần càng lớn. Việc nhỏ suy diễn thành to. Sự việc tầm thường thành quan trọng. Tạo sự giáng hoá cung bậc càng nhanh!.
Như vậy yếu tố tâm lý là cơ sở quyết định cho cung bậc đáp ứng của cơ thể trước một hoàn cảnh hay tình huống xảy ra.

3. Phản ứng về thể chất thế nào?
Stress khởi động sự thay đổi các yếu tố sinh học trong cơ thể.
Đáp ứng của cơ thể là nổi trống ngực, sởn tóc gáy, vã mồ hôi, run lẩy bẩy… kết quả của thần kinh-nội tiết đã được đáp ứng. Chất bêta-Carobolin do cơ thể khởi động tuyến thượng thận và cả hệ thần kinh giao cảm tiết Adrenalin và Nor- Adrenalin thúc đẩy sự vận động của các cơ quan: nhịp tim nhanh, huyết áp tăng lượng máu chuyển đến não và cơ bắp nhiều, nhịp thở tăng… Nghĩa là hoạt động của các cơ quan bùng dậy.
Thần kinh trung ương (vùng dưới đồi) bị tác động lại, tạo ra kích thích huy động toàn cục để có trạng thái tích cực mạnh mẽ, chống đỡ lại sự cố. Nó cũng còn tùy thuộc vào mối tương quan với cường độ và thời gian của tác nhân gây stress.

4. Sự thích nghi hay là stress tích cực.
Bản thân stress là một phản ứng cần thiết cho sự sống.
Tuy nhiên, mỗi cơ thể sinh học đều có một xung năng duy trì trạng thái cân bằng nội tại. Từ nhận thức được báo động, qua não bộ phân tích, trí não trở về trạng thái sáng suốt hơn để đưa ra một đáp ứng thích hợp. Cơ thể sẽ lập lại trạng thái cân bằng. Các xung năng ổn định. Sự đe dọa hoặc thách thức sẽ được hoá giải. Stress sẽ được thích nghi.Đó là stress tích cực (Eustress).
Điều này thường có được ở những người có hệ thần kinh vững vàng.  Song chủ yếu do luyện tập tu dưỡng. thành thói quen, tạo ra một sức bền bỉ (sức ì lớn).

5. Sự vượt ngưỡng hay là stress tiêu cực.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh về stressStress quả là một phức hợp. Có thể từ một hay nhiều nguồn gốc gây nên. Từ đó  cần nhận mặt stress tiêu cực
Mỗi cơ thể có một dự trữ giới hạn về năng lượng thích nghi. Từ nhận thức bị động, cá thể bị tác động quá ngưỡng chịu đựng, thích nghi sẽ gây suy kiệt. Phản ứng sớm thường nhanh và mạnh, tạo ra những rối loạn tức thời (ngất xỉu). Biểu hiện bằng các triệu chứng thần kinh thực vật: nhịp tim nhanh, da tái mét, toát mồ hôi… Nặng nề hơn ở những người yếu, bệnh.
Đáp ứng cơ thể liên tục nhưng yếu, không đủ khả năng chống đỡ sẽ ức chế hệ thống miễn dịch và nội tiết, gây rối loạn thể chất bằng các triệu chứng sau:
– Thấy rõ sự căng thẳng mệt mỏi trên khuôn mặt. Lo âu. Chán chường. Dễ cáu gắt. Đó là dấu hiệu xâm lấn tâm trí.
– Rối loạn thần kinh thực vật: Tăng tiết mồ hôi, nhức đầu, tức ngực…
– Tăng nhạy cảm với tác động của môi trường, như ồn ào, tiếng động…. Khó tập trung tư tưởng. Dễ mất ngủ. Kém ăn.
Nếu không được giúp đỡ các triệu chứng cấp sẽ tăng dần, stress nặng lên:
Trạng thái trầm cảm xuất hiện. Lo lắng, căng thẳng kéo dài, ám ảnh.
Cơ thể suy nhược. Thần kinh suy nhược. Bệnh mạn tính sẵn có trỗi dậy.
Rối loạn hành vi xuất hiện. Đi vào các hành vi tiêu cực: Né tránh, nghiện ngập,  Đó là stress tiêu cực (distress). Stress bệnh lý.

6. Mấy loại Stress? Có phải do yếu tố tinh thần không?
Có nhiều cách phân lọai. Có thể đặt stress vào loại do yếu tố tinh thần, Thường là, trước những đau thương, mất mát không tìm được giải pháp khắc phục.
Đó là khi gặp tang gia, thất tình, bi kịch gia đình… vì thiếu nhận thức tính qui luật nên thường khoét sâu đau thương mất mát. Hoặc khủng hoảng tinh thần trước sự việc sắp mất việc làm, mât chức, tù đày, hăm dọa… Hoặc đứng trước sự thay đổi: giữa niềm tin và phản bội, giữa hy vọng và mất mát, giữa được và không…
Thường gặp ở người thuộc nhóm thần kinh yếu đuối, người dễ bị kích động, người có tính nóng nẩy cũng thường dễ đi vào bế tắc.

7. Có loại Stress do tổn thương thể chất?
Thân thể bị chấn thương, gãy xương, mất máu… Thể dịch rối loạn. Rối loạn biểu đồ sinh học. Đáp ứng cơ thể ở dạng cấp: choáng, ngất, hôn mê.
Tổn thương sức khỏe trong các bệnh đau, loét mãn tính… Ngưỡng kích thích bị giảm nên dễ nhạy cảm với tác động của thời tiết, hoá chất, thuốc men.
Rối loạn nội tiết ở người tuổi già, mãn kinh.

8. Stress gây ra bởi yếu tố ngoại lai?
Xảy ra ở một số nghề nghiệp đòi hỏi sự tập trung và chính xác cao như bác sĩ, phi công, điện thoại viên, học sinh trước kỳ thi.
Tác động của môi trường sinh thái như tiếng ồn đe búa, âm thanh,khói bụi.
Loại stress này không gây tổn thương thực thể Thường chỉ cần loại trừ tác nhân và được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một thời gian sẽ khắc phục được.
Tác động của yếu tố xã hội. Các nhà xã hội học đã tìm ra lý thuyết xung đột. Đó là sự chỉnh hợp cá nhân vào xã hội. Con người phải tuân thủ các chuẩn mực xã hội. Song, sự mất ổn định trong mối quan hệ xã hội như phân phối quyền lực, phân phối sản phẩm kinh tế. Tốc độ thay đổi xã hội vượt quá sự chỉnh hợp con người cũng là một thách thức với các giá trị chuẩn mực truyền thống. Cái cũ đang rạn nứt mở đường hình thành một khuôn mẫu mới dựa trên cơ sở những mảnh vỡ của cái cũ. Nó tạo hưng phấn cho một số người, nhưng cũng làm thất vọng cho người khác.
Tác động của thời tiết vào hai cực của cuộc đời, thường nặng nề nhất. Chẳng hạn trẻ em tắm lạnh đột ngột, nhẹ thì cơ thể nổi dát, dị ứng giả. Nặng có thể gây phế quản phế viêm, viêm cầu thận cấp… Ở các cụ già, mỗi khi gió mùa đông bắc về bệnh mạn tính trỗi dậy. Cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, đột ngột ra đi .

9. Yếu tố cá thể có ảnh hưởng tới stress không?
Có. Trước hết nói về giới.
PKết quả hình ảnh cho hình ảnh về stresshụ nữ vốn được nhận sứ mệnh cao cả làm mẹ, làm vợ. Đôi vai cứng cáp để chịu đựng gánh nặng công việc thường ngày dồn nén. Đôi tay mát lành để che chở yêu thương. Vì thế họ khôn ngoan, biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tình thương của họ với đầy đủ ý nghĩa của lòng nhân ái. Nên họ sẵn sàng nhận về mình sự thiệt thòi đau khổ nhọc nhằn mà không bao giờ thở than, đòi hỏi! Ngay cả khi bị đẩy vào áp lực tật bệnh, stress, không như đàn ông “nhập dzô” rượu chè, nổi loạn, đập phá, chị em giải quyết vấn đề một cách tế nhị, tài tình.
Tuy nhiên điều này, thực tế làm chị em ít được quan tâm. Chỉ có 30% so với 70% ở “phái mày râu” được điều trị!
Còn tuổi tác?
Ở trẻ nhỏ, những đáp ứng thường thụ động bởi nhận thức chưa đầy đủ. Chỉ cần một tiếng quát nạt, một hình hài kỳ dị, một lần chích, mổ, nhổ răng… cũng gây nỗi lo sợ có ngay trong cả giấc ngủ hay đáp ứng mạnh hơn mỗi khi gặp lại.
Ở người già cả, nội tiết thiếu hụt. Thần kinh dễ bị nhạy cảm với tác đọng tâm lý. Nặng thêm, nếu có bệnh mạn tính như bệnh tim, mạch, ung thư…
Với các cụ bà, nội tiết tố sinh dục giảm hẳn, sự cân bằng nội tiết tố thay đổi, ảnh hưởng này rõ nhất ở tuổi tiền mãn kinh hành hạ, kèm với áp lực bởi những lo toan, nâng tỉ lệ stress cao hơn nam giới.

10. Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng tới stress không?
Người ít được rèn luyện bản lĩnh, thiếu lòng tin, tự ti mặc cảm dễ bị dồn nén tinh thần.
Người ít tiếp xúc với xã hội, đa cảm, hoặc tính tình nóng nảy, trước sự cố dễ mất thăng bằng trong điều kiện tư duy.
Người mù tín, luôn bị ám ảnh bởi thần linh. Mê tín dị đoan sẽ gây stress, rối loạn hành vi, một số giáo phái đã tự sát hàng loạt.
Tác động của thiên tai, đói kém liên miên cũng ảnh hưởng lớn tới stress..

11. Phòng chống stress bằng cách nào?
Không có cách chung nào hữu hiệu cho tất cả mọi người. Song có thể đưa ra một mô hình dự phòng, nhằm ngăn chặn tác nhân gây stress và nâng cao sức chống đỡ. Có tác dụng làm giảm hậu quả do stress gây ra. Trong đó, vai trò cá nhân là rất quan trọng.
Chủ động (Internal control) làm chủ bản thân. TKết quả hình ảnh cho hình ảnh về stressự hiệu chỉnh cho phù hợp để thích nghi với cuộc sống. Thái độ lạc quan là một kiểu máy lọc tri giác, bẻ gãy các vướng mắc, giải quyết vấn đề một cách khúc triết, rõ ràng. Phân chia thời gian làm việc. Có thời gian thư giãn. Điều này làm cho công việc trở nên hữu ích.
Rèn luyện để tạo ra bản lĩnh (hardiness). Làm giảm căng thẳng là giảm nguồn gốc gây stress. Tự đánh giá (self-efficaly) mình, để cấu trúc lại nhận thức. Từ đó giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Chẳng hạn, không đòi hỏi quá mức sự hoàn thiện bản thân mình và bản thân người khác. Nhưng cũng tránh mọi thụ động (external control).
Tạo lòng tin (self-esteem). Tin vào năng lực của mình là tìm ra được những ý nghĩ sáng suốt để giải quyết tình huống. Tin người. Bày tỏ cảm xúc của mình một cách chân thành cởi mở vào lúc có dịp. Tăng cường lòng nhân ái, vị tha.
Né tránh và phủ nhận những tác nhân có thể, là bảo vệ và chống lại những cảm xúc không mong muốn. Ví như ma tuý. Hoặc hạn chế gặp gỡ chết chóc tang thương.
Phủ nhận tác nhân gây stres, bằng cách trí năng hoá, đưa cảm xúc stress thành một quá trình tư duy, chuyển hướng tiêu cực thành tích cực.

12. Y võ dưỡng sinh là biện pháp tích cực và hiệu quả.

Hình ảnh có liên quanThư giãn là làm đảo ngược lại tác hại của stress, giảm căng thẳng nội tâm, cơ bắp… Nó trực tiếp giúp tái tạo, duy trì và tái lập sự ổn định cơ thể.
Có nhiều kỹ thuật thư giãn: nằm nghỉ, nghe nhạc, chăm sóc hoa kiểng, đi bộ…
Ý thức phản tỉnh, kìm chế sự kích thích như nhịp tim, thân nhiệt…
Giúp cho mục đích trên, có thể tập bài tĩnh tâm, 5 bước như sau (H.30 ):
– Tìm nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn, tiếng động.
– Chọn tư thế và ngồi thoải mái nhất.
– Nhắm mắt.
– Hít thở. Thở đều nhịp vào và ra.
– Nếu nghĩ, hãy nghĩ về một điều nhân ái.
Thực hiện trong 20 phút.
Hay tập bài vận động chống mệt mỏi và stress sau đây:
– Nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân, hai tay dọc thân người. Thả cơ thư giãn. Mắt nhắm.
– Từ từ giơ chân lên cao thẳng góc với người. Hai tay dang vuông góc với thân. Tay phải vắt sang tay trái. Đầu và mình cũng nghiêng theo.
– Hạ chân xuống từ từ. Toàn thân trở về trạng thái ban đầu.
– Tiếp tục giơ chân lên. Tay trái, đầu và mình nghiêng sang phía bên phải.
Tập 4-5 lượt.

13. Tăng cường sinh dưỡng là nâng cao hiệu quả chống stress?
Mỗi căng thẳng trong stress, tuyến thượng thận đã tăng cường hoạt động để chống lại và điều hòa, nhưng lâu ngày, quá sức tiết nội tiết. Dưỡng chất, có khi là thuốc, nhằm giúp đỡ, phục hồi sự cố gắng đó.
Bổ sung Kalium (K). Ka-li có trong các loại rau lá, ngũ cốc, chuối, cam..
– Magnesium (Mg). Ma-nhê, thành phần enzim chống suy nhược thần kinh, chống stress hữu hiệu. Có trong rau lá, ngũ cốc, đậu hạt và hải sản…
– Kẽm (Zn). Thành phần của nhiều enzym trong điều hành nội tiết. Có trong nghêu sò, ốc hến, thịt, gan, trứng, ngũ cốc…
– Các loại Vitamin : C, B5, B6, B9, B12…
Song thuốc chỉ là biện pháp hỗ trợ cho liệu pháp tâm lý trong stress bệnh lý mà không lạm dụng. Các thuốc có khoáng và các Vitamin cần được dùng. Chỉ dùng thuốc an thần giảm lo âu khi cần, trong thời gian ngắn.

14. Nâng cao cung bậc yêu thương có tác dụng chống stress tích cực.
Việc nâng đỡ xã hội đóng vai trò chống stress hết sức quan trọng. Đặc biệt chú ý đến phẩm chất của nâng đỡ xã hội, hiệu quả đạt được, nhiều khi rất khả quan.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh y võ dưỡng sinhHãy cùng chia sẻ nỗi đau, nỗi đau sẽ bớt đi một nửa.
Đến với họ bằng tấm lòng, bằng tình yêu thương là trả cho họ niềm vui đã mất, là đưa họ về thực tại với niềm hy vọng nhân đôi.
Với người thần kinh yếu đuối, hãy trao cho họ một lòng tin. Với người gặp khó khăn trắc trở, hãy giành cho họ một cơ hội tháo gỡ. Ảnh minh họa.
Bs TỐ HOÀI

BÌNH LUẬN