Hương Nhu, MỘT TÂM CẢM THƠ

0
730

.                   Hương Nhu, MỘT TÂM CẢM THƠ

.                               Bảo Khánh

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh hoa hồng đỏHình như Hương Nhu sinh ra để yêu thơ! Song đời người ta có khi lại trái chiều, nghịch biến. Thích bùi, thì được đắng mà ưa ngọt lại gặp cay. Vào sư phạm văn, Hương Nhu bị phân sang học hóa-sinh. Cuộc sống, công việc và cơm áo gạo tiền cố tình khoả che hồn thơ manh nha thời thiếu phụ. Mãi khi đất nước khai hoa, tư tưởng được giải phóng thì hồn thơ thực sự tiếp tục nụ mầm! Song chất thơ lại đeo bám ngay trong cái nghiệp. Bạn Trần Ban, học sinh cũ của cô, khi đã thành đạt mới nhắc lại:
Xưa cô dạy hóa-sinh thôi
.                                      Mà lời cô dạy như lời bài thơ.
 .                                     Năm mươi năm đến bây giờ
.                                     Bài học vẫn nhớ, câu thơ vẫn còn!
.      Có là cách giảng dạy như thế, đã thấm sâu, thấm lâu, thuyết phục được người nghe, người học? Vậy nên cuộc thi hội giảng nào cô giáo Hương Nhu cũng đoạt giải cao?
Hương Nhu viết thiểu thuyết, truyện ngắn. Với thơ, viết đều tay hơn. Hai tập thơ in riềng đầy đặn. Nhiều bài thơ trình làng trên sách báo. Trang facebook, cô là facebooker thơ. Thơ tung lên được bạn bè đồng thuận, cảm tình, yêu thích. Nhiều bài tạo được sự chú ý, gợi mở dư âm… Bạn Nguyễn Hóa cựu học sinh, đọc thơ của cô giáo mình rồi bộc bạch:“ Đọc thơ cô em lại liên tưởng về thời tóc còn để chỏm, một chút hoài niệm buồn man mác bồng bềnh.
Với bài thơ Hoa nở bao dung, đồng cảm với tác giả, nhà thơ Trần Quang Dực có thơ tiểu luận: “Tuyết kia vùi dập má đào. Lời thương cảm ấy gửi vào bao dung. Cho dù hoa nở cõi lòng. Cũng không thắm lại má hồng tàn phai! Ai làm cho đến nỗi này? Câu thơ như tiếng thở dài NHÂN VĂN!”
.    Còn bài Hoa Ngọc lan, nhà giáo Hồng Trâm, đã nối vần: Ngọc lan ơi! Hỡi ngọc lan, Hoa chi mà để khi tàn vẫn thơm? Rơi rồi người nhặt vấn vương, Âu là duyên nợ để thương nhớ thầm!
.Và nhà giáo Hoài Nam đưa ra câu hỏi rất hồn nhiên:
Hoa lan ai đánh rơi/ Người nhặt hoa đâu rồi/ Đang chung chăn gối…hay phương trời xa xăm ?
Qua bài Nếp làng, nhà giáo Đặng Tât Nhiễm hưởng ứng:“ Đất có nề, quê có thói. Nền nếp là văn hóa đẹp vốn quý của mỗi nhà, mỗi làng.
.           Tấm chăn quê, rịn ràng che lạnh, ấm
.           Nếp làng không chối bỏ mỗi con người!
“ Bài thơ nhắc nhở mọi người trân trọng giữ gìn bản sắc đẹp mỗi vùng miền tạo nên bản sắc văn hóa mỗi dân tộc.”
.     Và với bài thơ Hái lộc  anh cũng đồng cảm: “Người yêu thiên nhiên, hình ảnh “dừng tay” thật là thanh tao, cao thượng”. Hoặc “Hái lộc là lời đối đáp bằng thơ đầy nhân tính của nhà thơ. Ta càng cảm thấy Xuân đẹp hơn lên” – Nhà giáo Đặng Lan Hương. Hay nhà giáo Phạm Trung Úy: “Quan sát tinh tế từng động thái nhỏ của thiên nhiên rung cảm thành thơ”.
Nàng thơ Hoài Nam, rung động với bài Muà hoa xoan đến: …Rạo rực mùa xoan đếni
.            Nghe vọng tím hồn quê.
.            Hương da diết gọi về
.            Bồn chồn…cùng nón, áo! – .
.      Nàng đã cởi mở nỗi niềm:“ Cảnh ngộ lòng người quá. Mắt Hoài Nam thấy cay cay. Mi Hoài Nam ướt rồi! Đọc thơ Hương Nhu lần nào Hoài Nam cũng rưng rưng lệ. Nó như có Hoài trong hồn thơ của Hương Nhu vậy”.
Thì chính nhà thơ Trần Quang Dực cũng “bị” cộng hưởng bởi “Dịu dàng”: Dịu dàng là dịu dàng ơi / Để tôi thấy ấm tiết trời cuối đông.
Và bạn Phạm Tuệ, Dịu dàng, như mở ra ngày mới: Ơi sáng nay quanh ta như khác lạ/ Ngọn gió đông sẽ không còn buốt giá/ Nhịp sống dâng đầy hối hả giữa dòng trôi/ “Hư ảo xa…” trời trong sáng lại rồi!
Còn nhiều bạn thơ như Trần Trọng Hùng; Trần Ngọc Ngoạn,  Bạch Mộc, Lúa Bắp, Thanh Niềm, Thanh Trà, Hoa Đăng, Hoàng Ngọc Chử, Lưu Quyết Thắng, Fine Cloud…có nhiều ý kiến rất hay, rất ý nhị mà chúng tôi chưa đưa vào bài viết được. Xin cảm thông cho trang giấy chật hẹp này.

BÌNH LUẬN