Nhà thơ Lê Hưng VKD
sinh : 1939, tại Sài Gòn. Quê gốc Hưng Yên.
Cử nhân (1972). Nhà giáo. Nhà y
Hiện làm việc và viết tại Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương
Tác phẩm đã xuất bản:
Văn học: Huyền thoại cỏ hoa-thơ, Nxb Văn Nghệ 2007. Ngày ấy bây giờ còn mãi yêu thương- thơ 2011.
Dịch lý: Nghiệm lý phong hòa thủy tú, 2007. Nghiệm lý hệ điều hành âm dương, 2010. Linh khu thời mệnh lý. Nhiếp sinh. Tâm thiền lẽ dịch xôn xao. Biết mình hiểu người hài hòa cuộc sống. Tự kỷ cảm thông và yêu thương, 2013. Thuật toán thống kê về laser châm
HUYỀN THOẠI CỎ HOA
; Tố Hoài
. Tuyển chọn và giới thiệu
. HUYỀN THOẠI CỎ HOA tập hợp những bài thơ tâm đắc của Lê Hưng VKD với thời gian nửa thế kỷ. Ông là thầy thuốc ưu tú. Cuộc dời ông còn gắn liền với một nghề cao quý nữa là thầy giáo.
Thơ Lê Hưng VKD là những cảm xúc đã được tích tụ chắt lọc lại. Thơ giản dị như đóa hồng nở trong lòng thiên nhiên cuộn chảy cứ thế lớn lên khỏe chắc, kiêu sa.
. Thơ Lê Hưng VKD đa phần lối thơ độc vận. Song cách phối thanh thơ ông đã tạo ra tiết tấu thơ thành giai điệu âm nhạc. Mỗi bài thơ bao hàm một ý tứ thơ trọn vẹn, dễ nhận ra thẩm mỹ văn dĩ tải đạo. Chất liệu thơ hiện thực. Cái hiện thực nằm ở mặt bằng hữu thức. phù hợp theo cách đọc tuyến tính liên tưởng tới các chiều của thời gian và chiều tiếp nối các con chữ. Vì thế, các con chữ được đặt cạnh nhau một cách hữu hiệu, giá trị thẩm mỹ bùng nổ ngữ nghĩa mới một cách sáng tạo:
. Mưa bay thì ngiệng nhung nhớ
. Ngượng ngùng đốm lửa đầu ô.
. Màu sương vào thu
Hay : Rượu hoài nghi ta uống sầu chăn gối
. Quên lối về năm tháng cũ phân vân
. Lối cỏ đường hoa 3
. Giới thiệu một số bài thơ trong tập HUYỀN THOẠI CỎ HOA
THÁNG GIÊNG CỎ NON
Xuân mỗi đến bao giờ Em cũng trẻ
Bởi thời gian đâm lộc hẹn trên cành
Và trong sáng muôn sắc màu tươi khỏe
Nụ cười hồng vui ánh mắt tinh anh…
Xuân đang đến xóa u buồn đơn lẻ
Trao lòng yêu và nguồn sống vây quanh
Lời sum họp khoe đất trời quê mẹ
Có mai đào… e ấp đẹo như tranh!
Xuân đã đến thêm tuổi đời thân thể
Ngọt ngào mơ và mộng thật ngon lành.
Trời Tổ quốc đón chào Xuân diễm lệ
Muôn bàn tay – ngàn khối óc vươn nhanh!
Xuân vẫn đến theo chiều dài nhân thế
Tháng Giêng ơi! Em hoa hậu thanh bình!
Hạnh phúc ngỏ cho hồn thôi dâu bể
Mùa cỏ non mừng hương phấn ngày xanh…
. Lê Hưng VKD 2003
LA ROSÉE AUTOMNALE
. (D’après le poème
. ” Màu sương vào Thu”
La pluie penche ma mélancolie
Etant feu tacheté, penaud
au loin; nuit ne fait pas saillie.
Main sans appui, je suis badaud…
Le coeur séduit ma nostalgie
et l’ aventure sans cause à aspirer.
Sur le désert je viens d’ aller
Maman! Rosée d’ automne, me crie…
Le temps roule incertainement…
Sur quoi réfléchit – on? Ce soir
hélas, est sans d’ empêchement
ni de vent coulis de pouvoir!
J’ ai une trame peureuse avec elle
Nuit avancée avec lampe inculte reluit…
Je chante toujours : oh! minute belle,
laquelle hésite les sons de bruit…
C’ est la confiance terminée
Je vis dans un esprit sauvage
comme que tant de gens isolées
au retour, étaient peu.âge…
. Lê Hưng VKD
. MẦU SƯƠNG VÀO THU
. Kỷ niệm ngày sinh
. Lê Lã Vương Linh
Mưa bay thì nghiêng nhung nhớ
Ngượng ngùng đốm lửa đầu ô
Một dáng chiều chưa thổ lộ
Nhịp bàn tay quên bơ vơ.
Thế mà rủ rê niềm nhớ
Chợt như khao khát sông hồ
Con đi lối vòng dã thú
Me ơi! Màu sương vào Thu.
Tháng năm chập chùng xuôi đổ
Người ta nào ai ưu tư?
Ồ không khung trời cách trở
Ồ không heo may trong thư.
Vẫn hẹn thầm nhau sờ sợ
Đèn khuya hắt bóng hoang vu…
Bài ca đẹp nguyên một thuở
Dàn ra vần điệu so đo…
Ấy là niềm vui kết số
Ấy là tình cảm hoang sơ
Bao nhiêu lẻ loi kẻ chợ
Đường về na ná ngày thơ…!
. Lê Hưng VKD, năm 1972
TỰ THÔNG
Vô kế dược y nham chứng phận
Nhiếp sinh duy hữu khả tường tri
Linh khu ứng xử Âm Dương huấn
Giải thoát vô thường… tự ngã khi! *
. LH.VKD
_____
* Dịch nghĩa: Không có thuốc nào trị được ung thư. Biết sống đích thực mới thấu tỏ ngọn nguồn. Bộ máy con người huyền diệu là vận hành đúng chỉ dẫn của luật cho (dương), nhận (âm). Cố ra khỏi mọi biến đổi chỉ là lừa dối lòng mình!
VÀI CẢM NGHĨ VỀ NHÀ GIÁO LÊ HƯNG
Phạm Kế Viêm
. Thư từ Paris
Năm 1970, khi còn dạy học ở Đà Lạt, tôi đã biết nhà giáo Lê Hưng VKD (qua bút danh Lê Trung Hưng) lần đầu tiên, trên tờ Khoa Học Huyền Bí với 1 bài về Tử Vi. Thập niên 70, phong trào Tử vi (bây giờ nhóm nghiên cứu hậu TL gọi là Linh Khu Mệnh học) trong giới trẻ nở rộ ở miền Nam cùng nhiều sách của nhiều tác giả phát hành, trên nhiều bài khảo luận và kinh nghiệm về Dịch học ở các báo, tôi đặc biệt chú tâm đến các phát kiến của cụ Thiên Lương trước khi cụ cho ra đời cuốn Tử Vi Nghiệm Lý (xuất bản tại Sài Gòn năm 1974), sau đó là cuốn Tử Vi Toàn Thư (gồm các bài nghiên cứu bổ túc riêng rẽ từng bộ sao). Hồi đó tôi đã chú ý nhiều đến lối hành văn đặc biệt của Lê HưngVKD và phát kiến độc đáo của cụ Thiên Lương (cùng nhiều tác giả trẻ của học phái Thiên Lương).
Sau năm 1978, tôi có hân hạnh được cụ Thiên Lương tiếp nhiều lần (do sự giới thiệu của Hồng Đức), được cụ cho xem thêm nhiều bài nghiên cứu trước khi cụ mất – năm 1984. Đồng thời tôi cũng gặp ông Hưng tại Sài Gòn năm 1979, lúc đó Ông Hưng Châm Cứu (bằng phương pháp “nhu châm”( ) cho tôi về bệnh bao tử.
Cũng như nhiều bạn của tôi thời học sinh – sinh viên đều ham nghiên cứu Mệnh lý học cùng Dịch lý. Nhưng thời đó các sách viết về Tử Vi còn hiếm – phần lớn dịch từ sách Tàu chỉ ghi tính chất từng dữ kiện và cách lập bản linh khu đồ cùng các câu Phú. Với lối học theo kiểu Vocabulaire( ) đó, nếu đi xem các thầy thời danh cũng chỉ dựa trên tính chất dữ kiện và các câu Phú (nhiều câu ghi lại cũng có nghịch lý so với vị trí dữ kiện về Định Nghĩa – và cũng có thể chỉ dựa trên vài lá linh khu đồ – không có tính bền trên xác suất (cần phải có cỡ Mẫu thật lớn : vài nghìn lá linh khu đồ cùng mẫu). Tôi đã đến với Môn này, – nghiên cứu xong lại bỏ – bỏ lại tiếp tục đến 3, 4 lần. Đến khi đọc được các phát kiến của cụ Thiên Lương và có dịp nghiên cứu cuộc đời chính mình và của nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau – cùng nghề nghiệp và sự thăng trầm (biến cố cuộc đời) trong lúc dạy học, lúc ở hải ngoại… Tôi thấy những kinh nghiệm về linh khu mệnh học của học phái Thiên Lương có “xác suất khá cao”. Đương nhiên cũng cần phối hợp với vài môn khác như Chỉ Tay, Hình Tướng, Tử Bình, Phong Thủy…(là tâm đắc của tôi).
Sang Pháp năm 1987, nhưng mãi đến năm 2009 tôi và ông Hưng mới thư từ qua lại với nhau và được ông Hưng gửi tặng 3 cuốn: Tâm thiền lẽ Dịch xôn xao, Nghiệm lý hệ điều hành âm dương, Biết Mình – Hiểu Người, Hài Hòa Cuộc Sống.
Ông Hưng vốn là nhà giáo, lại là hậu duệ của dòng họ Lê Lã tinh thông về Dịch học, đặc biệt Y học, Phong thủy, Tử vi, nên căn bản về những môn này – ta miễn bàn. Với kinh nghiệm của nhà giáo lâu năm, tôi rất tâm đắc với lối viết cô đọng của ông về Dịch Lý – đặc biệt là môn Linh Khu mệnh học. Phải đọc nhiều sách cổ truyền và có rất nhiều kinh nghiệm mới có thể thu gọn để viết lại vấn đề này trên vài trang giấy. Ông lại có lối sử dụng ngôn ngữ mới, hợp thời đại, có lẽ với hậu ý: để các bạn trẻ sau này nối tiếp ông, kết hợp môn học cổ với khoa học kỹ thuật hiện đại, truyền lại cho đời sau dùng Linh Khu mệnh học để biết Mình, hiểu Người (ứng dụng như Khoa Trắc Nghiệm Tâm Lý để hướng dẫn lớp trẻ tìm đúng việc làm, hướng đi hợp với bản chất của mình), ông cũng giống như học giả Nguyễn Hiến Lê dùng Dịch học như Đạo của người Quân Tử.
. Paris, Xuân 2013
. Phạm Kế Viêm
THẦY THUỐC ƯU TÚ LÊ HƯNG:
. Ước vọng mang kiến thức laser y học phục vụ cộng đồng
Báo Bình Dương 2-3-2010
Mặc dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn lấy việc nghiên cứu, học tập làm niềm vui. Có thể nói, Thầy thuốc ưu tú Lê Hưng là người gắn bó với từng bước phát triển của laser châm ở Bình Dương. Niềm vui lớn nhất của ông là nhìn thấy phương pháp chữa bệnh bằng laser châm ngày càng được người dân tin tưởng vì tính hiệu quả của nó.Những ai đã từng biết Thầy thuốc ưu tú Lê Hưng chắc cũng nhận thấy rằng ông sống và làm việc rất cần mẫn và có trách nhiệm. Đặc biệt, ông đã hết lòng vì sự phát triển ứng dụng laser y học vào chữa bệnh.
Sự kết hợp giữa kiến thức của một thầy giáo (dạy môn toán thống kê trường Nông lâm súc Bình Dương trước năm 1975) và một lương y kế thừa trong gia đình có 4 đời làm nghề y học cổ truyền đã giúp ông có điều kiện nghiên cứu, học hỏi sâu hơn sau này, khi ông chính thức bước vào ngành y.
Năm 1990, Bệnh viện Y học dân tộc Sông Bé được thành lập cũng là năm đầu tiên ông về làm việc tại bệnh viện. Thời gian này ông đã đề xuất với Ban giám đốc về việc học tập kiến thức quang châm. Kết quả là năm 1993 bệnh viện đã có khoa Quang châm và được trang bị máy móc, thu hút được nhiều người dân đến chữa trị.
Năm 2002 ông về hưu nhưng với đam mê và tâm huyết bộ môn laser châm nên ông xin nâng cấp Câu lạc bộ laser y học thành Hội Laser y học Bình Dương. Mặc dù có nhiều khó khăn vì là “Hội tự lực cánh sinh” nhưng với những hội viên có tâm huyết, với tinh thần trách nhiệm trong vai trò chủ tịch hội của ông đã giúp đưa hội ngày càng phát triển vững mạnh. Đến nay Hội Laser y học Bình Dương đã có hơn 435 hội viên trong khắp cả nước. Là một trong những đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Bình Dương hàng năm. Năm 2009, ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên môn, tuyên truyền phổ biến kiến thức laser y học, các tổ hội viên cũng đã quang châm từ thiện cho hơn 6.300 lượt người già, nghèo, người khuyết tật.
Ông Hưng cho biết lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế rất quan tâm đến những công việc của hội cũng như ứng dụng quang châm trong chăm sóc sức khỏe người dân. Cụ thể là 51 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã được trang bị máy quang châm laser, kể cả các cơ sở y tế vùng xa của tỉnh. Điều mà nhiều tỉnh, thành khác chưa làm được.
Năm 2001, ông được phong danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Ông vẫn thường nói, đây là một vinh dự nhưng cũng là một trách nhiệm, phải sống sao cho xứng đáng với danh hiệu đạt được. Vì thế, ông đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu những kiến thức mới, làm sao cập nhật hóa công nghệ laser y học mới vào thực tế điều trị phục vụ cộng đồng.
Ông tâm sự với chúng tôi về sự phát triển nhanh chóng, về sự thay đổi từng ngày của y học. Những thầy thuốc già như ông có kinh nghiệm nhờ tự làm, mày mò học tập, bản thân ông còn may mắn học hỏi được rất nhiều từ các giáo sư giỏi đầu ngành ở TP.HCM. Ông cho rằng những người trẻ bây giờ được đào tạo bài bản, được tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, là những người có nhiều ưu thế hơn thế hệ của ông và họ là những nhân tố chính thúc đẩy xã hội phát triển. Những thông tin về bệnh lý mới ngày càng nhiều nên những thầy thuốc thế hệ như ông phải thường xuyên cập nhật thông tin để không bị lạc hậu.
Ngoài công việc của hội, hàng năm ông còn được mời tham gia Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp của sinh viên Vật lý kỹ thuật y sinh (trường Đại học Bách khoa TP.HCM). Và ông cũng là tác giả của nhiều sách đã xuất bản, nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông.
Ở tuổi 72, sức khỏe không còn như trước nhưng với ông, còn sức là còn học tập, còn cống hiến cho xã hội.
Trong xã hội không có nghề chân chính nào là không cao quý. Càng cao quý biết bao khi con người biết hết lòng tận tụy với nghề, cống hiến, dù là nhỏ bé để xã hội phát triển. Ngày Thầy thuốc Việt Nam nhắc chúng ta nhớ rằng trong xã hội có những người thầy thuốc đang từng ngày từng giờ chiến đấu với bệnh tật bảo vệ sức khỏe mọi người. Họ chính là những người làm cho nghề của mình trở nên cao quý.