Hoài Hương -Nhà văn Tố Hoài: VIẾT VĂN LÀ LIỆU PHÁP TINH THÀN-Pv. báo Sức khỏe & Đời sống

0
601

.     VIÊT VĂN LÀ LIỆU PHÁP TINH THẦN

.                                  Theo  Báo Sưc khỏe & Đời sống
.                                          và BÁO MỚI.com
.                                         Hoài Hương thực hiện

Nhà văn Tố Hoài quê Nam Định, có mặt ở chiến trường miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Là một bác sĩ quân y nhưng có lẽ trái tim ông, tâm hồn ông luôn dành một ngăn cho những rung động của vẻ đẹp văn chương. Trò chuyện với ông về văn, đời, nghề, nghiệp… và cả y đức như một cách nhìn khác về văn chương. Vì trong ông có nhiều sự “tréo ngoe” thú vị: Bác sĩ – chữa bệnh, viết sách y học; Nhà văn – làm thơ, viết phê bình văn học…

Bác sĩ quân y và nhà văn theo ông có gì giống, có gì khác?
– Hai cái nghề tương đồng vì đều phục vụ con người. Giữ cho cái đầu khỏe thì sức cũng khỏe lên và ngược lại. Hiển nhiên, bác sĩ dùng bơm tiêm và dao kéo, sợ đấy nhưng rất nhân ái. Cầm bút viết, những dòng chảy của mực róc rách vào tâm hồn con người như những liều thuốc bác sĩ đang bơm.

–   Khi viết, điều gì ông nghĩ đến trước tiên?

– Viết cho ai và để làm gì? Vì thế, tính tư tưởng là mục đích.

Ông có nghĩ làm nhà văn khó hơn bác sĩ?

– Đều khó. Nhưng học thì biết, làm nhiều thì quen. Đam mê và chăm học hỏi sẽ có kỹ thuật cao. Song, cả hai đều phải vì con người. Nếu không, sẽ đều là nhà… đao phủ!

  •  Thưa ông, ông còn nhớ tác phẩm văn chương đầu tiên của ông và nó được đón nhận như thế nào? Bắt đầu từ đâu, ông quyết định sẽ trở thành nhà văn?

– Khoảng 15-16 tuổi, tôi có bài thơ lục bát 8 câu tựa đề Ông trăng bưởi lần đầu tiên được in trên tờ báo tỉnh. Vui lắm. Bạn bè gọi giễu là nhà thơ. Vui nhưng mắc cỡ vì nhà thơ phải là nhà cao quý lắm! Nhưng cũng vang ngầm trong xóm, trong đơn vị… Vì công việc nghề y thời chiến quá bận rộn nên chỉ viết theo cảm xúc thơ. Một số in trên báo Quân khu, báo Mặt trận, tập thơ bộ đội của Tổng cục Chính trị… Viết để trải lòng mình thì cứ viết. Chưa nhận được quyết định nào của mình để trở thành nhà văn. Tự nó đến.

Thường khi đến với văn chương, người ta chỉ “sở trường” một thể loại, nhưng hình như ông không có “sở đoản”, vì ông tham gia hầu hết các thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, khảo cứu, tiểu luận… Ông có “tham lam” quá không nếu như người ta nói “quý hồ tinh bất quý hồ đa”?

– Tôi cũng luôn nhắc nhở mình như vậy! Vì thế có tới ngót nghìn bài thơ tình mà chỉ dám công bố có mấy chục! Nhưng những cảm xúc nó không muốn dừng lại ở một thể loại nào thì viết là để tự nâng mình dậy mà đi. Mỗi loại đều có giá trị hỗ trợ nhau.
.   Trong y học, có rất nhiều liệu pháp để xoa dịu nỗi đau và mau lành vết thương. Ngoài những liệu pháp y học, ông còn dùng văn chương như một liệu pháp tinh thần. Nói rộng ra, theo ông, văn chương có thể xem như một loại “thuốc” và khả năng của nó tới đâu?

– Văn nghệ nói chung, viết thơ, ngâm thơ, đọc thơ… tôi thường thấy ở các quân y viện thuộc Mặt trận B5, tôi tham gia là rõ ràng nhất. Thương bệnh binh thường xuyên tham gia văn nghệ. Họ làm thơ, đọc thơ. Có cả hội diễn văn nghệ. Vui ấy rõ ràng là liệu pháp tinh thần nâng bước cho họ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vinh quang của mình.

Đề tài “da cam” là đề tài không mới trong báo chí, phim ảnh, nhưng trong văn học – tiểu thuyết thì rất hiếm. Tiểu thuyết “Công bằng & giả trá” của ông không những mang tính văn học mà còn như một tác phẩm có nhiều tư liệu mang sự thật về những âm mưu, thủ đoạn hủy diệt độc ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm đã thực sự mang tiếng nói lương tri không còn của cá nhân tác giả mà là của những người đấu tranh cho phong trào đòi công lý cho những nạn nhân “da cam”. Tiểu thuyết đã được dịch sang tiếng Anh để phát hành rộng rãi ra nước ngoài, nhất là ở Mỹ để đánh thức lương tri những người yêu hòa bình và công lý trên thế giới.

  • Nếu như không phải là bác sĩ quân y chứng kiến nhiều cái chết “da cam”, nhiều bi kịch “da cam”, nhiều số phận “da cam” thời hậu chiến, ông có viết về đề tài này không?

– May mắn khi chưa đi B, tôi được sang Binh chủng Hóa học học về vũ khí hóa học mà Mỹ sử dụng ở chiến trường miền Nam, trong đó có chất dioxin. Rồi lại tham gia giảng ở các lớp tập huấn cho giáo viên trong quân đội về phòng chống cấp cứu chất độc vũ khí hóa học. Vào chiến trường, chúng tôi bị chất độc hóa học của Mỹ dội lên đầu. Tôi cũng đã viết một ít trong tiểu thuyết Hoàng hôn dát đỏ. Một số bài thơ viết về thảm họa do vũ khí hóa học của Mỹ rải xuống cũng ở thời gian này. Khi báo chí trong nước lên án mạnh mẽ bi kịch da cam thì tự thúc giục tôi phải viết.

Khi viết tiểu thuyết về “da cam”, điều ông hy vọng nhất là gì?

Là làm cho nhiều người còn bàng quan thấu hiểu hiểm họa chất độc dioxin/da cam mà Mỹ dùng làm vũ khí hóa học rải xuống Việt Nam là một sự thật đau thương cho con người tới hôm nay và không biết được điểm dừng. Là con người, biết chia sẻ nỗi đau này và đòi Mỹ không thể phủi tay, tiếp tục lừa dối, rũ bỏ hậu quả do họ gây ra.

Bệnh dù nặng không làm ông run tay, ông có “run tay” khi viết?

– Không! Uốn được lưỡi 7 lần trước khi viết thì sẽ rất tự tin khi cầm bút.

Với 100 từ, ông có thể nói về bản thân ông?

– Là người bình thường như mọi người. Luôn nhủ giữ tấm lòng chân thực, nhân ái, bao dung. Mỗi việc làm cũng luôn hướng về suy nghĩ giản dị ấy. Đã bước được nửa cuộc đời, vẫn ngẩng đầu bước như mọi khi và bây giờ luôn bước bằng đôi chân của mình. Vì thế, mỗi bước đi tự tin hơn. Nay đất rộng, trời cao vẫn như ngày nào trong đoàn quân hành về phía trước. Xung quanh bạn bè, động lực thúc đẩy gắng bước tiếp để vượt lên. Bởi vì dừng lại là tụt về phía sau!

Điều gì ông thích nhất vào lúc này?

– Ngồi trước máy tính để viết và sửa bài viết của mình.

.                                Hoài Hương (thực hiện)

BÌNH LUẬN