Tố Hoài -HOA HỒNG MÙA GIÓ CHƯỚNG – tiểu thuyết (phần 2

0
225

              HOA HỒNG MÙA GIÓ CHƯỚNG

.                                 CHƯƠNG 5

.                                 MELBOURNE

.      Con tàu thủy đưa hành khách từ đảo Galang, Indonesia  vượt Thái Bình Dương sang Úc đã cập cảng Melbourne. Hải cảng lớn nằm ở cửa sông Yarra, nhìn ra vịnh cảng Phillip phía đông nam nước Úc.
Cuộc hành trình dài sóng êm nhưng biển rộng. Vân vẫn phải chịu tác động của biển cả bã bời. Anh em Quốc Việt khi mới xuống tàu thích thú. Nhưng gặp sóng cũng phải khoanh tròn trong phòng máy lạnh. Tàu vào tới vịnh Phillip sóng êm ả hơn. Hành khách chuẩn bị chào đón đất liền. Người ùa ra mặt boong tàu. Người ló đầu qua cửa úp-lô ngóng đất.
Con tàu dừng hẳn. Các cửa úp-lô đều được mở toang. Luồng khí ùa vào phòng, tràn vào cơ thể mát lạnh. Khác hẳn cái nóng đến ngột ngạt trên đảo Galang. Tới đây như sang một thế giới khác lạ. Đúng rồi, cả gia đình cô đang ở bán cầu nam. Và mùa này cuối Hè(6), thời tiết chớm Thu. Melbourne trong ngày được mệnh danh là thời tiết bốn mùa.
Tất cả những người thuộc diện nhập cư, đều được đón về nơi đã được chuẩn bị sẵn Glenroy. Xe chạy qua trung tâm thành phố. Ập vào mắt Vân là những tòa nhà chọc trời san sát che chắn. Song cô vẫn đọc ra trên tấm biển đề rất trang trọng: “Vies aquirt eundo! “- Chúng ta mạnh hơn khi chúng ta đi tới! Khẩu hiệu như lời động viên khích lệ. Phải hòa nhập để cùng bước. Phải bước để tới được ước vọng tương lai.
Khu Glenroy chỉ cách trung tâm thành phố mười lăm phút lái xe. Thành phố Melbourne, thủ phủ bang Victoria. Thành lập năm 1835 và được phát triển đầu tiên của quận Port Phillip. Nó cũng từng là thủ đô của nước Úc từ năm 1901-1927.
Thành phố hoa lệ là thế nhưng không là của Vân. Cô nghĩ, mình sang đây là để làm việc bằng đôi tay chân chính, chất lượng nhằm cải thiện đời sống. Không mong chờ ở sự cấp phát thụ đông như ở Galang. Chỉ mong sao được làm việc và làm để xứng với công sức làm ra. Nhưng thực ra cuộc sống không phải dễ dàng. Nhất là khi bắt tay vào công việc mới trên đất nước công nghiệp với những luật lệ và quy định khắt khe, khoa học.
Những tờ Mỹ kim ít ỏi vợ chồng cô dành dụm được khi mở tiệm ở Galang đang teo dần. Để bổ sung những điều chưa biết ấy đồng thời lại phải giữ nhịp sống hàng ngày, trước mắt vợ chồng cô phải đi làm thêm. Ở bang Victoria công việc không nhiều và đa dạng như ở Sydney nhưng cũng đủ việc.  Thường  dễ hơn cả là việc đi “farm” (nông trang) lượm trái cây.
Các nông trang rất xa thành phố. Đi làm phải đi từ sáu giờ sáng. Xa hơn, phải đi bằng xe ô tô từ lúc bốn giờ. Đa phần những nông trang trồng táo, lê, dưa hấu, dưa lê. Số ít trang trại trồng những thứ cây đặc biệt như Việt quất (Blue berry) hay Anh đào (Cherry).
Vợ chồng Vân được phát mỗi người một chiếc giỏ. Giỏ đeo trước ngực. Hái đầy,  gùi về nơi tập kết. Lượm tiếp, đủ tám tiếng một ngày. Hôm nào nhận lượm dâu tây hay nho, khó nhọc hơn. Phải quỳ mọp gối hoặc lết dưới giàn. Có lần ngày nghỉ Quốc Việt theo đi farm. Nhìn con phải khom khom cái lưng, mặt cúi nhìn đất suốt ngày lượm rau, dưa hấu, dưa lê dưới nắng chang chang mà thương con lắm.
.         Vợ chồng Vân đã từng lạo động cần cù, chịu đựng vất vả. Song đến đây công việc chưa quen, quả là cực nhọc. Có lúc muốn bỏ nhưng lại nghĩ trách nhiệm làm cha với tương lai con cái, lại càng phải ráng thêm. Vào giờ nghỉ, vợ chồng cô xúm xụm với những  người làm cùng. Quân lời ca cẩm, vui vui:

  • Thật vạn sự khởi đầu nan.

Anh bạn toét miệng cười, trao nỗi niềm người đã đi qua:

  • Nên gian nan bắt đầu nản!

Cả hai như nhận ra mình, cùng cười ha hả. Công việc nhà nông luôn luôn phụ thuộc vào thời tiết. Trời mưa, phải nghỉ. Nhất là trồng những trái quý như Blue berry, nghỉ chờ tới nắng lên hay trời tạnh ráo. Bởi nếu hái trời mưa, chất lượng trái bị giảm đi rất nhiều. Những ngày như thế, có khi chỉ lượm được một giỏ hoặc ít hơn. Nghĩa là chỉ thu về được mươi đô-la Úc. Tính ra không đủ tiền đi xe.

Đi “farm” quả thất thường cho nên chỉ coi là tạm bợ lấp vào khoảng đệm thời gian tạo lập một công việc tốt hơn.

Đất nước công nghiệp, mọi công việc kỹ thuật phải có bằng cấp. Những kỹ thuật Quân học ở trong nước không thể phát huy.  Song khó không bó cái khôn. Phải lo toan gắng sức cho một công việc tự chủ. Thế là Vân phải khai thác bàn tay khéo léo của mình. May thay, nghề may mặc mà cô đã học được từ ở quê nhà. Bàn tay má, cô giáo dạy nghề may đã nâng niu chăm chút cho cô. Bàn tay của Vân không ngờ đúng như Quân đã nhận định từ lâu. Cô đã tạo được những  bộ quần áo vừa mắt khách. Công việc như vậy hợp với hoàn cảnh của vợ chồng Vân hơn. Từ chỗ gặp khó trong sinh hoạt, lần hồi, vợ chồng cô đã có cặp máy khâu. Có tiền cho các con tiếp tục đến lớp như bao đứa trẻ khác. Đó là ước mong đau đáu của Vân.

Tuy nhiên, mỗi một sản phẩm ưng ý khách, ngiệm ra, giữa khách và chủ phải rõ ý nhau. Ngôn ngữ là con tàu chuyển tải hiểu biết  đó. Vân nói với chồng:
–    Mình phải học thêm tiếng Anh nữa anh ạ. Sự thông thạo ngôn ngữ sẽ đem được ý khách vào từng đường kim, mũi kéo của mình.

Quân hồ hởi:
–  Đúng rồi đó. Thạo ngôn ngữ sẽ chia sẻ được tình cảm. với khách, thông cảm cho nhau. Lâu rồi mình chưa phát huy được hết tay nghề cũng vì mình chưa thông thạo tiếng Anh. Phải học. Điều kiện này thuận lợi cho mình học, chứ hồi đi học ở quê, học ngoại ngữ là điều thật khó khăn..

Vân kỳ hẹn:
–  Phải tích cực giao tiếp nhé anh.

Quân hào hứng:
–    Ta có thể nói chuyện với nhau hàng ngày. Bởi ở đây, tiếng Anh là tiếng phổ thông mà.

Bằng cách ấy, vợ chồng Vân giúp cho các con tiếp giao một cách tích cực. Quốc Việt và Quốc Nam thích thú tới mức ham nói, ham học. Sau này khi các con đi học về, chính chúng là người gom vốn từ về cho cả gia đình.

Việc làm thợ may khộng thật dễ dàng. Người Melbourne mến khách. Song không hề dễ dãi về kỹ thuật. Từng đường kim mũi chỉ là thước đo lòng tin cậy của khách hàng. Vốn là những người kinh ngiệm trong giao tiếp, nụ cười của vợ chồng Vân cùng với lòng nhiệt tình chân thật, đã chiếm được cảm tình, đáp ứng yêu cầu của khách.

Mùa Đông qua đi. Hè tới, tương đương những tháng quê nhà đang chuẩn bị đón Xuân. Quốc Việt và Quốc Nam đã được nghỉ hè. Vợ chồng Vân tranh thủ cho các con học cách sống ngoài đời, một kỹ năng sống tốt nhất cho tiếp giao và hòa nhập. Cả nhà cô đi picnic. Lần này, nơi chọn, đường Brunswick của thổ dân Bô-hê-miêng trên dải Soho. Đứa con nào cũng hào hứng. Quốc Nam hồ hởi hỏi ba:
–   Ba có biết món Barbie không?
–   Nó thế nào nhỉ?
Vân đáp ngay:
–  À, món ăn người Úc rất thích. Món nướng. phải không?
Quốc Nam reo vui thích thú:
–   Đúng rồi đó. Má tài thiệt đó nghen!
–  Món rất hay nướng ngoài vườn. Đôi khi thấy họ nướng ngay ở công viên nên má đã xem họ làm.

Quân vờ hỏi lại:
–  Sao có thể nướng ở công viên được nhỉ?
Quốc Việt thanh minh:
–   Dĩ nhiên họ nướng bằng bếp ga, ba ạ.
–   Má đã hỏi cách làm này. Nếu các con thích, ba mang theo bếp ga dã ngoại ngen. Má sẽ làm món ấy.
Xưa nướng bằng thịt thú rừng. Nay thịt rừng rất hiếm nên ở  siêu thị bán những hộp thịt ướp sẵn, dành riêng cho picnic. Qua đó mua đem theo. Vân đã thực hiện bằng được món ăn này.
.      Brunswick street là vùng đất trên dải Soho. Phố thị Fitzroy là trung tâm của thổ dân Bohemien. Nơi đây rất nhộn nhịp. Là nơi đến của người tứ xứ thưởng ngoạn, nhảy múa và mua sắm. Quốc Việt đã được nghe, được đọc sách viết về họ. Hầu như điều rất thú vị là khám phá những đồ ăn cổ xưa của bộ tộc thổ dân còn lại không nhiều. Quốc Hùng đã phát hiện ra người Bohemien lần đầu khi thấy vóc dáng khác lạ. Nước da bồ quân bóng nắng và mái tóc đen dài đung đưa. Cả mấy anh em cứ theo hoài, đến tận nơi quán hàng để được mắt thấy, tai nghe. Những trang phục khác lạ. Những điệu múa khác lạ. Và thức ăn cổ xưa khác lạ. Thế là Vân lại biết thêm được món Bush Turker truyền thống của người Bohemien. Từ xưa, với đời sống rừng rú và động vật rừng còn nhiều lắm. Hàng ngày đi kiếm ăn, họ bắt được những con kỳ nhông, kỳ đà (hoặc cả những con sâu to quen thuộc ăn được). Họ bứt các loại rau rừng hoang, hoặc cả những trái cà chua, trái mận rừng… đem gói lại. Đem vùi trong tro nóng của những bếp củi rừng mới đốt thành than, được một món ăn khoái khẩu.. Mà quả thực, những thứ ăn lạ miệng ấy rất thú vị khi Việt, Nam và Hùng nữa, đã thưởng thức vừa xong.

Những buổi picnic, thực sự hòa nhập với cộng đồng. Sự hiểu biết và chia sẻ được tăng thêm. Dù Vân có thêm em bé, công việc được Quân chăm lo và yêu thương đã bớt đi những khó khăn của những ngày đầu.

Vợ chồng Vân tâm niệm là phải hết lòng vì con cái. Không thể vì khó mà con cái phải bỏ học. Phải giữ truyền thống hiếu học của quê mình.

Những ngày thức khuya dậy sớm đã bớt đi. Công việc tạm ổn. Tuy nhiên vì trách nhiệm làm cha làm mẹ mà vợ chồng cô phải luôn ý thức ráng làm dù phải khổ, phải cực. Vợ chồng cô tranh thủ hết cả thời gian có thể, vì con.

Tuy nhiên mỗi mùa Đông đến, Quân phải luôn luôn chống chọi với giá rét. Mỗi lần như thế hình như những hớp rượu làm anh ấm lòng, khỏe lên đôi chút. Anh đã có thêm những người bạn quen thân ủng hộ, thường sẻ chia những lúc trà dư tửu hậu. Tình cảm ấy đã bớt đi nỗi nhớ quê, nhớ cha mẹ, anh em đang trông ngóng cầu mong mọi sự tốt lành thuộc về vợ chồng anh.

Rồi bỗng nhiên hạ sườn phải của Quân thấy nằng nặng. Nhất là sau mỗi lần dự tiệc thịnh soạn, la đà. Hoặc giả thức ăn có nhiều mỡ, một thói quen chống rét thường có vào mùa Đông ở xứ lạnh này. Cả khi rượu vô, cái bụng anh thấy nặng nề, í ạch. Cho đến khi mùa Đông qua đi và mùa Hè về, sức khỏe Quân mới dần dần trở lại.

Vân đã dành tình cảm và cả thời gian cho chồng. Cô đã tìm những bệnh viện tốt nhất để chẩn đoán và trị chứng bệnh gan cho anh. Cô đặt niềm tin vào bàn tay những thày thuốc nổi tiếng có thể trị nổi căn bệnh ngặt nghèo.

Quân cũng cố gắng hết mức để cùng thày thuốc đẩy lùi con bệnh mà anh đã mắc. Mỗi lần thăm bệnh, bác sĩ khuyên nên có một khoảng vi khí hậu trong lành phù hợp với chính mình.

Ông cũng đã căn dặn, ngay trong khẩu phần hàng ngày, cần phải bớt thức ăn lipit, đặc biệt mỡ động vật. Nhất là khi gan  đã có dấu hiệu gan nhiễm mỡ. Bởi vì có tới quá hai phần ba số người mắc chứng gan nhiễm mỡ lại là do rượu.

.                    CHƯƠNG  6

.           CHUYỆN TRÒ VỀ  RƯỢU

.   Bác sĩ R. Johnson đến thăm bệnh một cách rất thân tình. Đã nhiều lần Quân gợi ý ông nói vì sao rượu lại gây tác hại đến thế? Có lẽ anh nhận ra điều gì đó về rượu mà anh hối tiếc. Tính anh muốn biết cặn kẽ mọi việc nên anh  đã cố ý hỏi bác sĩ như vậy. Bác sĩ R. Johnson gật đầu thông cảm. Ông nhìn anh đăm chiêu như chia sẻ và hứa sẽ giành một thời gian nhất định gần nhất cho anh.
.   Lần này, bác sĩ R. Johnson đến sớm hơn mọi lần. Làm những việc thăm và trị bệnh thường quy xong ông nán lại, nở nụ cười hết sức thoải mái, chia sẻ.
–   Có lẽ trước hết đừng nghĩ xấu về rượu. Tuy nhiên nó như con dao hai lưỡi.  Nếu ví thế là đúng thì tôi nói về khía cạnh lưỡi dao sắc mà ai cũng áp dụng vào công việc ngày thường. Rượu vang đỏ là một ví dụ. Thật quý cho mỗi người. Người Pháp có thói quen ăn rất nhiều formail và các loại bánh Croissant chứa bơ. Nhưng lại có tỉ lệ bệnh tim, gan thấp hơn đáng kể so nới người Mỹ. Bởi vì do thói quen dùng một, hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày.Chất Polyphenol có trong rượu vang đỏ chống ôxy hóa, can thiệp vào sự tích tụ tiểu huyết cầu. Nó cũng có thể làm tăng CholesterolHDL lợi cho cơ thể. Nhưng cũng chỉ nên dừng ở một vài ly thôi. Nếu không uống được rượu thì nước ép Nho tím cũng được coi như là loại thuốc tuyệt vời tương tự.
Bác sĩ R Johson dừng lại như ngắm nhìn Quân. Ông lại nở nụ cười thân mật:
–   Tôi nhớ một câu tựa châm ngôn của nhà văn Nga, bác sĩ A.Tsekhov, Rượu Vodka trắng, song lại bôi nhọ được thể diện.
Quân cũng nở nụ cười mềm mại đón nhận, khi thấy bác sĩ nhìn mình mà lắng đọng, đợi chờ:
–   Vâng. Xin cám ơn ông. Tôi nhận được một châm ngôn quá hay. Tuy nhiên cũng không phải là muộn.
Như nhận được sự thỏa mãn từ Quân, ông tiếp:
–  Vào năm 1834. Các nghị sỹ Hạ nghị viện Anh quốc giật thót khi nghe báo cáo “Con của những người nghiện rượu có vẻ ốm đau quặt quẹo, không phát triển đầy đủ ”. Vì xưa nay họ vẫn cho rằng rượu là thứ cần thiết cho trang điểm cuộc sống phù hoa. Song nay, người ta quay lưng nhìn những kẻ kè kè bầu Lưu Linh kiết xác đang ngật ngưỡng đi về phía huyệt mộ tử thần mà xì xào định nghĩa về nghiện rượu. Nghe đâu người Pháp đã nói, người nghiện rượu kìm hãm được số lượng nhưng không thể bỏ rượu. Còn người Ăng-lê ngước nhìn vị Thủ tướng nổi tiếng của mình và bảo Churchill(7) uống thì mình cũng uống. Thích thì uống. Không thích thì bỏ, có sao?!
.  Một khi uống say, thì không kiểm soát được hành vi. Người Mỹ nói, người nghiện rượu thường xuyên không biết trước mình sẽ uống bao nhiêu rượu một khi bắt đầu uống  Lượng rượu nhất định khi thấm vào người sẽ bắt đầu gây hưng phấn. Hoạt bát hẳn lên. Nói cười vui vẻ hẳn lên. Song đó chỉ là hiệu ứng giả dược. Lượng rượu trong máu khoảng 0,2 proumine (lượng miligam rượu trong 100ml máu) đủ làm dãn mạch. Gây mất thân nhiệt. Bắt đầu phá hủy khả năng tập trung chú ý phối hợp mạch lạc của tư duy.
Uống nữa, khoảng 0,12% trong máu, cơ thể có một cảm giác loáng choáng. Một lượng rượu khoảng 0,5 proumine làm giảm phản ứng đồng tử, hạn chế trường thị giác. Phá hủy khả năng theo dõi các phần tử chuyển động. Gây rối loạn sự nhận biết các thông số về phương hướng, tốc độ, khoảng cách. Như vậy, rượu đã tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương rồi. Tầng dưới vỏ bị thoát ức chế. Người uống rơi vào khoảng trống trí nhớ (hố đen). Nói lảm nhảm. Quên cái không đáng quên.  Có lúc nào uống, anh có thấy vậy không?
Quân giật mình. Song trấn tĩnh được ngay và đón nhận lời bác sĩ R. Johnson một cách chăm chú. Anh thành thật trả lời:
–   Thưa bác sĩ. Tôi đã thấy nhiều lần như vậy. Bác sĩ nói như một bản tổng kết thì sao có thể khác biệt?
–   Vậy thì tôi nói tiếp đây. Người uống rượu nhớ cái ác. Tới mức ấy, rượu kích thích lòng căm thù. Người Mỹ xác định thấy năm chục phần trăm sát nhân, thủ phạm là người nghiện rượu hoặc cả hai. Một test thấy dạng tội phạm này tăng vào đêm thứ Bảy và ít vào đêm thứ Ba.
Rượu uống quá, sẽ theo quy luật cương nhu. Cơ thể rơi vào trạng thái ức chế. Lúc ấy nồng độ rượu khoảng một proumine. Tim đập nhanh thình thình, có khi rối loạn. Cảm giác buồn tẻ, ảm đạm. Các phản ứng chậm lại. Nói chậm. Âm vẹo vọ. Đồng tử mắt dãn. Thời gian phản ứng với thị  và thính giác tăng bốn chục phần trăm. Ảo giác. Một tình trạng xấu có thể xảy ra. Trí nhớ rối loạn. Rối loạn nhịp thở, tới hôn mê. Nồng độ rượu tới bốn chục phần ngàn có thể ngừng thở.
Quân thột nhớ câu hỏi tò mò mà lâu nay anh vẫn quan tâm tới. Anh hỏi luôn bác sĩ R. Johnson:
–   Rượu có từ bao giờ nhỉ?
–   Hầu như ai cũng biết ít nhiều về nó. Từ tám trăm năm trước Công nguyên, người Ai-Cập đã biết cất Alkuhl (cồn). Người ta dùng nấm men (con men) phát triển trên chất glucid (gạo, ngô, sắn, trái cây…) ở điều kiện yếm khí.
Bác sĩ R. Johnson viết ra giấy công thức phản ứng về rượu đưa cho Quân:
.         C6H12O6+men rượu→Rượu +CO2↑
Đây! Rượu chính là chất thải của con men. Khi nồng độ rượu lên tới 12% thì con men bị nhiễm độc mà chết.
Còn người uống rượu, được men gan Aldehyd dehydrogenase (ADH) khử hydro của rượu:
.          Rượu+men→Aldehyd(độc)+men→A.Acetic→H2O+CO2
Rượu chuyển hóa trong cơ thể người theo chu trình Cori. Một gam rượu cho bảy Caloris. Nhưng trước khi vào chu trình này rượu đã trực tiếp gây rối loạn trao đổi chất. Phá hủy sự cung cấp oxy tế bào. Làm xơ cứng màng tế bào. Da ở người nghiện rượu xám ngoẹt tẻ nhạt, nhão nhoẹt thiếu sức sống. Nếp gấp ngoặc đơn kép là dấu vết ghi chú quanh miệng, là tiếng nhắc nhở trên khóe mắt. Rượu vào não tạo ra Tetrahydro- isoquinolone (TIQ) giống Morphine. Lúc đầu bị kích thích tăng Serotonine và Endorphine (chất nội sinh dẫn truyền thần kinh). Nhưng sau đó lại luôn bị ức chế nên giảm, làm cạn đến kiệt. Lâu dài, chỉ nhớ được chuyện cũ nhưng không tiếp nhận được những thông tin mới. Còn với gan, ta đã từng nghe uống rượu gây xơ gan Laennec. Tế bào gan bị xếp lộn xộn ngăn cản lưu thông máu. Gan như bị ngâm trong rượu chẳng khác gì con rắn bị ngâm rượu. Đó là hình ảnh ung thư.
Ở Pháp đã tìm ra chứng Fetal alcohl symdrome (hội chứng thai nhi nhiễm rượu, FAS) năm 1968. Những đứa trẻ mẹ bị nghiện rượu, sinh ra bị thiếu cân, đầu nhỏ, mũi ngắn, môi trên mỏng, gò má phẳng, bớt da (nævi) thoát vị (hernie) đường niệu bất thường,  chậm lớn. Đặc biệt trí óc phát triển chậm.
Bác sĩ R. Johnson dường như muốn nhấn mạnh cảnh báo. Giọng ông rành rẽ hơn:
–   Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh được, chỉ lượng alcohl nhỏ như bia, hai lon (700ml) hàng ngày cũng đủ thoái hóa thần kinh. Căn do của chứng khó nhớ, hay quên. Tiền đề của bệnh nhũ não, lú lẫn. Giảm đi sự kính nể và niềm tin ngay cả với nguyên thủ quốc gia!
Bác sĩ R. Johnson dừng lại. Quân tranh thủ hỏi:
–  Tôi thấy một số người đã dùng Aspirine để tránh say?
–   Đó là một trò có thể nói rất nguy hiểm. Khi rượu vào, phá hủy lớp nhày bảo vệ niêm mạc bao tử. Là cơ hội cho acid Salisilic (Aspirine) tác dụng trực tiếp vào vùng đã viêm loét. Gây chảy máu, thủng bao tử. Hoặc gây ra vùng loét mới.
–   Vậy mà khi tôi muốn cai nghiện rượu, vài người đã khuyên dùng loại thuốc có tên Disulfiram. Có đúng thế?
–  Hừm…m. Disulfiram! Cơ chế tác dụng là ngăn chặn không cho một thứ từ rượu chuyển hóa ra có tên gọi Acetaldehyd chuyển hóa tiếp. Người uống sẽ có cảm giác ghê sợ rượu mà bỏ rượu. Song cần thận trọng. Bởi chính nó gây độc khi uống kèm rượu. Các dấu hiệu ngộ độc do nó như mặt đỏ, chóng mặt, tim đập mạnh, hạ huyết áp, vật vã…
–  Tôi nghe bác sĩ nói, điều gì cũng quan trọng cả. Mỗi khi dùng thuốc, không rõ thuốc nào cần phải kiêng dùng rượu. Vậy một khi bệnh, dùng thuốc để trị thì cần lưu tâm đến những điều gì, do rượu?
–  Nghĩa là anh muốn hỏi về ảnh hưởng của rượu tới thuốc như thế nào? Vâng! Có thể trả lời ngay rằng loại thuốc dễ gặp nhất là kháng sinh nhóm Chloramphenicol, Cephalosporine, thuốc trị nấm nhóm gốc azole, Griseofulvine…làm tăng tính độc hại của rượu. Sẽ gây  nhiễm độc thần kinh, loạn nhịp tim.
Cũng phải rất thận trọng khi dùng thuốc an thần, động kinh, chống trầm cảm, kháng Histamine, thuốc chống tiêu chảy Diased… với rượu. Sẽ gây tăng trầm cảm rất nguy hiểm. Thuốc Insuline trong điều trị tiểu đường, rượu sẽ gây tăng quá đáng hiệu lực của thuốc có thể dẫn đến tử vong. Dùng thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp với rượu gậy tụt huyết áp. Thuốc trị lao, thuốc trị bệnh sốt rét dùng với rượu gây nhiễm độc gan…
Quân như lần đầu được nghe điều mới mẻ. Anh chú ý đến nỗi không biết Vân cũng đến nghe từ lúc nào. Anh hồ hởi quay sang phía vợ và nói với bác sĩ về điều đang suy xét:
–    Vậy là tôi hiểu điều ông đặt vấn đề khi vào đầu câu chuyện. Không uống rượu không phải là xấu. Nhìn nhận một người với sự kính nể, đó là tài năng và phong cách sống chứ quyết không phải đo bằng chiều cao tửu lượng!

.                                   CHƯƠNG  7

.SYDNEY

.    Vân rất lo lắng tới sức khỏe của chồng. Nhìn nước da xanh ngái của Quân cô không thể yên lòng. Những bữa ăn hàng ngày, cô có thể chăm chút và ngay cả kiểm soát lượng rượu của Quân. Chứ có một bầu không khí ấm áp phù hợp với sức khỏe như bác sĩ gợi ý thì chỉ có chuyển về miền Bắc Úc mới khả dĩ hơn. Suy nghĩ chán chê rồi cô mới dám bàn:
–   Anh Quân ạ. Em muốn anh sức khỏe tốt lên. Mà bác sĩ bảo cần có bầu không khí ấm áp, chẳng lẽ ta ở trong nhà mãi được sao. Có chăng, Sydney mới có được điều kiện ấy.
Có lẽ trúng ý Quân:
–   Anh cũng đang nghĩ thế. Mà cứ đắn đo…
Vân đọc được suy tư của chồng:
–   Em biết mỗi lần di chuyển là một lần rất khó khăn tốn kém. Song với em, sức khỏe anh là trên hết. Vì cái trụ cột vững vàng, dù vất vả em cũng vui lòng…
–  Anh cũng muốn em như thế. Sao suy nghĩ ấy lại trùng nhau thế nhỉ?
Vân rất vui. Cô nhìn Quân âu yếm tươi cười:
–   Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn! Tục ngữ Việt mình nói thế mà!
Quân muốn nâng quyết tâm của mình:
–    Anh nghĩ về đó có khi còn thuận lợi cả cho các con mình học hành và công việc sau này nữa, em.
Từ dạo chuyển về Sydney sức khỏe Quân tốt hẳn lên. Có lẽ thiên nhiên ưu đãi đặc biệt cho Sydney khí hậu rất ôn hòa. Mùa hè, nhiệt độ trung bình 20-25oC. Ban ngày trời rất quang đãng. Ban đêm rất mát mẻ. Một vùng thời tiết đẹp kéo dài từ tháng 3-4 suốt tới tháng 10- 11 của năm.
Cũng có thể do Sydney là thành phố biển. Thành phố được thiết lập từ năm 1788. lớn nhất và nổi tiếng nhất nước Úc. Sydney là thủ phủ của bang New South Wales.  Nổi bật nhất và mới nhất ở thành phố là Opera house. Nhà hát  hoàn thành năm 1973 tọa lạc tại Bennelong Point ngay bên cầu Sydney Harbour. Đứng xa xa, nhà hát như con tàu đang nhẹ nhàng lướt trên sóng biển với những mái nhà như những cánh buồm hứng gió no nê  Người Việt nhìn thực tế hơn, trông nó như những chiếc vỏ Sò dựng đứng. Nó không chỉ là niềm tự hào của xứ New South Wales. Mà nhất thế giới về địa điểm biểu diễn nghệ thuật. Là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của thế kỷ XX.
Song làm cho Sydney mang khí hậu biển ấm áp phải kể đến vùng duyên hải nổi tiếng South coast và North coast dọc xứ sở, một bằng chứng cuộc sống thư nhàn và thoải mái của cư dân.
Gia đình Vân mới dọn đến nhưng đã hòa nhập được ngay với cảnh với người. Nhiều lúc cô có cảm tưởng nơi đây từa tựa như ở quê nhà vào mùa gió chướng. Không khí se se lạnh và cả đám trẻ con trèo hái  hoa so đũa trắng về cho má nấu canh cá bông lau.
Nhìn con cái mỗi ngày một lớn khôn vợ chồng cô mừng lắm. Quốc Việt, Quốc Nam biết chăm chỉ học làm gương cho các em. Quốc Hùng cũng đã biết giúp Anh Thư học chữ. Nhiều lúc thấy ba yếu phải nghỉ việc, chúng vây quanh ríu rít chuyện trò hỏi han sức khỏe, bệnh tình. Rồi sang chuyện yêu thương, an ủi. Quân rất cảm động:
–   Ba rất tin cậy trông mong ở các con. Vì hoàn cảnh mà phải xa nhà. Các con cố gắng để xứng với quê hương. Phải biết ơn sự dìu dắt từng bước chân đi, từng giờ học hỏi,  vất vả chăm sóc từng miếng cơm ăn từng manh áo mặc mong mỏi từng ngày của má. Các con nhớ không?
–   Dạ. Chúng con nhớ.
Quân nhìn con gái âu yếm:
–   Anh Thư nhớ không?
–   Dạ. con nhớ. Khi con lớn, ba má cho con về thăm quê hương  ngen!
–   Ừa. Ba hứa sẽ đưa các con về thăm quê.
Trong mái ấm nhỏ nhoi ở xứ người mỗi gia đình như cuộn lại ủ ấm cho nhau mà tồn tại mà lớn lên. Nỗi nhớ quê hương cố quốc mỗi ngày như dày lên đọng lại thành hình hài rất đỗi tha thiết, rất đỗi tự hào. Chính trong mỗi nhớ thương và suy tư ấy đã cho sức mạnh để làm việc để trưởng thành để xứng đáng với mọi lòng tin cậy và gửi gắm.

Hầu như tiền nong và thời gian vợ chồng Vân giành hết cho con. Mối suy tư của vợ chồng cô là mối tương đồng. Có lúc Dollars trong túi không còn nhiều lắm. Song vẫn sẵn sàng dốc ra cho con tiền học. Quân thấy và muốn chia sẻ với cô điều gì ấy. Vân đọc được những suy nghĩ của chồng. Những lúc như thế, Vân như nhà tâm lý, trao cho anh động lực mới để cho bước đi thuận nhịp, bước đều.
–   Đó là của để dành cho con đó anh!
Quân vui vẻ hẳn lên . Anh nói :
–    Anh cũng nhất trí thế mà. Tiền mua khôn ngoan, tiền mua nghề nghiệp thì không phải đắn đo em yêu ạ. Đó là tiền gửi tiết kiệm “ một vốn bốn lời ”.
.    Ở Sydney có rất nhiều thắng cảnh, danh lam. Công viên quốc gia Namadgi, bờ biển Bondi, khu trượr tuyết Snowy mountains. Viêc mở rộng tầm hiểu biết và kiến thức cho con trẻ không chỉ ở nhà trường. Vợ chồng Vân luôn chăm sóc các con, bổ sung kiến thức bằng thực tế. Bài học có thể nhìn thấy, sờ vào. Sự cảm nhận, tư duy sau mỗi lần vừa chơi vừa học như thế thật dễ vào và bổ ích. Bài học vừa sâu sắc vừa nhớ được rất lâu. Vân nói với các con:
–   Kiến thức là sự hiểu biết sâu rộng song phải thật toàn diện. Sâu sắc một loại nhưng phải biết nhiều loài. Văn hóa của mỗi người là tổng thể sự nhận thức và hiểu biết các loại văn hóa.  Vậy các con có biết lễ hội nào không?
Quốc Nam trả lời ngay:
–    Nước Úc nói chung và Sydney nói riêng, mỗi mùa đều có thứ lễ hội riêng, má à. Xuân có lễ hội mùa Xuân ở thung lũng Hunter. Lễ hội hoa Floriade vào tháng 9-11. Mùa Hè có các lễ hội âm nhạc. Lễ hội đua thuyền buồm Sydney-Hobart trên sông nước huyền thoại của Hobart.
Quốc Việt bổ sung:
–  Má à. Mùa Thu có lễ diễu hành nhảy múa dưới lòng đường Oxford của những người đồng tính, cũng vui. Và lễ hội ẩm thực cùng rượu vang ở Melbourne vào tháng 3 tới tháng 5.
Vân ngó về phía Quốc Hùng:
–   Thế, Hùng có biết lễ hội nào không?
–    Dạ. Con rất thích lễ hội lửa trại mùa Đông Fireside tại Canberra, má. Lễ hội Đông chí Aritarclic ở Hobart nữa.
–  Ừ các con ạ. Chính từ các lễ hội đã bổ sung kiến thức cho nhau. Tự nó định hình cho mỗi người một hành vi thích hợp trong quá trình tự hoàn thiện mình.
.    Với Quân thời gian lúc này thật là quý. Anh phải tự vận động chống lại buồn đau bệnh tật để trở về với chính mình một con người năng nổ, ưa hoạt động. Anh đã đứng lên bằng lòng tin của mình với sự yêu thương rất mực của Vân.và sự nỗ lực của các con. Có những lúc Vân cặm cụi vào những đống y phục cô may cho khách hàng theo hẹn hay có lúc cô có chút việc phải rời khỏi nhà. Cũng có khi các con đều đi học. Sự cô đơn bỗng nhiên ập đến. Mỗi lần xưa cũ, anh giải buồn bằng rượu. Nay anh thay vào, chuyện trò với cô gái út. Anh gọi   Minh Thư lại, âu yếm, vỗ về. Quân thương út lắm bởi con gái còn nhỏ tuổi quá đi. Quân với cây Guitar, bấm thử để so dây. Anh muốn gảy lên những giai điệu từng làm mê đắm hồn người. Song bàn tay anh đã bị chai sạn cùng nắng gió cuộc đời. Anh nắm duỗi cho đôi bàn tay mềm mại lại. Ngón tay anh lướt trên phím đàn. Nhưng nó không còn nhuần nhuyễn nữa. Từng nốt vang lên khô cứng, như muốn tan vỡ trện cung bậc nỗi lòng. Quân hạ đàn xuống. Nghĩ về ngón đàn xưa mà vô cùng thương vợ. Anh hướng mắt về con, hạ giọng khuyên nhủ:
–    Con chơi ngoan và biết yêu thương má nghen. Con ráng học tập sau này như các anh Quốc Việt, Quốc Nam Quốc Hùng thành kỹ sư nè, đều được làm việc nè…
Minh Thư bên ba, thỏ thẻ:
–   Dạ-ạ!
Anh ngắm dáng thanh mảnh của Minh Thư rồi hỏi:
–    Lớn lên út thích làm gì.
Không đắn đo Minh Thư trả lời:
–    Con làm cô giáo.
Ba vui vẻ lại ôm út vào lòng:
–    Ôi cô giáo tí con của ba. Ba thương con lắm.
Minh Thư cũng ngước nhìn ba. Bé cảm được nỗi đau bệnh của ba và tấm lòng ba đang hướng về bé. Bé nói giọng rất cảm thương:
–   Con thương ba lắm, ba ơi!

Lời con trẻ giải tỏa được lắng lo ưu phiền của người lớn. Anh muốn giấu bệnh của anh với các con. Vân cũng thế. Cô muốn dành những suy tư của con vào những bài học hàng ngày mà trách nhiệm các con phải hoàn thành thật tốt. Nỗi âu lo sẽ phân tán tư tưởng con trẻ lúc này thật không cần thiết đối với chúng. Một mình Vân âm thầm chịu đựng, âm thầm chia sẻ với chồng. Vân cũng đã nghĩ đến sự mất mát to lớn có thể xảy ra. Cô đã nhiều lần khóc vụng. Song những lúc ấy Vân đã xua đi mọi ý nghĩ về điều xấu đến, xua đi cả nỗi xót xa. Vân phải vui lên để làm điểm tựa cho cả gia đình nhỏ bé.

.       Quốc Việt hoàn thành chương trình kỹ nghệ. Công việc cũng tạm ổn định. Và cu cậu cũng đã có bạn gái đưa về. Đúng với nỗi lòng mong ước của vợ chồng cô bấy nay. Quốc Việt đáp ứng đúng lúc lòng mong mỏi ấy.
Rồi vợ chồng cô lên chức ông bà nội. Cái tổ ấm bé nhỏ này như được ủ ấm thêm lên. Niềm vui ở mỗi người được nhân lên nhiều lắm. Ông bà nội vui đã đành. Nhưng hai chú Nam và Hùng lúc nào về cũng quan tâm tới cục cưng bé bỏng của nội.
Với Anh Thư và Minh Thư, lúc nào cũng ríu rít. Bé con nằm trong nôi như con chim non được bao dung trong tổ ấm. Không chỉ có chim mẹ mà cả một đàn chim ríu rít bên nôi. Một tình cảm thật Á đông trở về. Một hình ảnh thật quê hương ấp ủ. Bé con giống ba nó ngày nào như đúc. Dạo ấy, ông bà nội của Quốc Việt rất thương con dâu nên cháu nội rất được cưng chìu. Và đến giờ  nề nếp ấy, như giọt nước xuôi chiều theo con sóng đổ. Bao nhiêu tình cảm bao nhiêu yêu thương tụ dồn về bé.

Ông nội luôn luôn dành cho bé thời gian hỏi han và nhắc nhở chăm sóc Ông mong mỏi từng ngày từng giờ bé lớn lên. Mong từng bước đi chập chững vào đời. Trong sự mong đợi ấy, điều không thể giữ mãi, ông trào ra nỗi niềm vẫn thầm kín nơi tâm tưởng:

–   Niềm vui của tôi bây giờ là mong từng nhịp thở, đợi từng nhịp đập con tim của các con, các cháu lớn lên. Niềm ao ước của tôi lúc này là được góp chút nhỏ nhoi sức mình đền ơn đất mẹ. Mình không làm được thì con, cháu  nhớ làm. Mỗi lúc như thế tôi thấy khỏe lên nhiều lắm.

Hết Đông rồi sang Hạ.

Sydney đã đem đến cho gia đình Vân sự ấm áp đầy đặn mỗi ngày. Mảnh đất yêu thương này đã cho từng con người biết vươn lên để tồn tại, để xanh tươi như cây xanh biết tự mình quang hợp trở thành vững vàng trong cộng đồng sự sống.

.                     CHƯƠNG  kẾT

.                   VƯỢT LÊN SỐ PHẬN

.   Thời gian. Vẫn là thời gian đã cho mỗi con người sự sống tồn tại và trưởng thành. Song chính thời gian cũng để lại trên cơ thể con người sự già nua tuổi tác. Quân mấy năm nay anh đã vươn lên để chống chọi với thời gian, với già nua, với bệnh tật . Song bệnh gan trong anh len theo thời gian trỗi dậy. Sự đấu tranh giành giật từng tế bào gan là cuộc chiến gian nan bên bờ vực giữa tử thần với sức vóc bé nhỏ con người.
.   Vân hết lòng vì sức khỏe của chồng. Bởi Quân là điểm tựa vững chãi cho cuộc đời cô. Cô tuyệt đối trung thành đi theo tiếng gọi trái tim. Thực sự đảm đang không những làm tròn chức phận mà còn vượt lên chính mình vượt lên gian khổ giữ trọn đạo nghĩa, trách nhiệm một đời cho con, vì con và trong quỹ đạo vợ chồng. Cô nói:
–   Còn nước còn tát. Em sẵn sàng với tờ Dollar cuối cùng dành lại sự sống của anh.
.    Nằm trên giường với thân hình vàng võ, Quân rớm nước mắt nhìn vợ mà nỗi lòng ái ngại:
–   Chỉ khi nào thấy hết được nước mới cố. Bệnh tình anh là bệnh hiểm nghèo. Đừng vì anh mà hao tiền tốn của. Em hãy dành cho các con. Bởi vì suốt cuộc đời vợ chồng mình vì sự trưởng thành của các con vì tương lai của con cái mà sẵn sàng cực nhọc. Có thế anh ra đi mới thực sự yên lòng…
Dĩ nhiên Vân đã bỏ bao công sức tìm thày, chạy thuốc để kéo lại sức lực, kéo lại sức sống cho chồng.
.    Song trên đời cũng chỉ cứu được bệnh chứ ai đã cưỡng nổi mệnh trời. Quân ra đi như một giấc ngủ sau đợt lao động cật lực, vào một ngày cuối năm hai ngàn linh bảy.

Sự hiện diện của các con trai, con gái, con dâu và hai cháu nội… là cuộc chia xa người quá cố về với thế giới người hiền.
.    Vân nuốt nỗi đau vào trong lòng sâu thẳm. Sự mất mát thật to lớn mà cô phải chấp nhận.
Cô chính thức gánh trách nhiệm trụ cột gia đình. Phải vững vàng như bao cột trụ để có thể chống chọi với bốn bề bão tố với khó khăn ập đến để tồn tại, để vươn lên.
Vân nhớ về quê. Đất nước giang tay chào đón những người con thân yêu trở về. Quê hương lúc này là điểm tựa vững bền. Bởi tình cảm ruột rà đùm bọc yêu thương đã nâng bước cô đi. Đau đáu nỗi lòng được đem sức lực mình hòa nhập vào sự phát triển của đất nước trông chờ.
Vân nhìn những đứa con trai tráng với bàn tay kỹ nghệ đủ đầy. Con gái Anh Thư, dược sĩ đã thành nghề và Minh Thư đang thực hiện ước mơ cô giáo. Tất cả là điểm nhấn cho mỗi bước vượt lên…
.     Vân xòe bàn tay yêu thương che chở nắng mưa hôm sớm cho con. Như bông hồng vẫn giữ được tươi nguyên trong mùa gió chướng. Một hương vị quê hương òa ập với mùa hoa so đũa ngọt lịm cá bông lau đón độ Xuân về!
.                                       TỐ HOÀI

1. Hè từ tháng 12 đến tháng 2.
2.  W.L.Spencer-Churchill (1874-1956) Thủ tướng Anh (1940-1945)

BÌNH LUẬN